CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.990.000đ 2.190.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
21-04-2022 Đã xem: 24782

THÁP POSHANU - SỰ TINH TẾ CỦA VĂN HÓA CHĂM

Sự biến mất của đất nước Champa cổ góp phần tạo nên một giai thoại lịch sử của Việt Nam trong công cuộc mở rộng bờ cõi. Dù biến mất khá lâu nhưng những kiến trúc độc đáo mà họ còn lưu lại vẫn khiến người ta phải tò mò, và dày công nghiên cứu. Tiêu biểu với cụm di tích nổi tiếng tháp Chăm Poshanư Phan Thiết thu hút nhiều sự quan tâm của đông đảo du khách, đặc biệt là những vị khách nước ngoài. Hãy cùng Zoom Travel khám phá địa điểm thú vị này tại Bình Thuận nhé!

Giới thiệu về tháp Chăm Poshanư

Tháp Chăm Poshanư hay tháp Châm Po Sah Inư (tháp Chăm Phố Hài) là cum di tích tháp Chăm còn sót lại gần như nguyên vẹn của vương quốc Chăm Pa, quần thể tháp nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng – nơi có câu chuyện tình thi ca nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mặc Tử và người con gái tên Mộng Cầm, cách trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng 7km về hướng Đông Bắc.
Mục đích xây dựng để thờ thần Shiva vị thần quyền năng được người Chăm rất sùng bái và tôn kính, được xây vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9.


 
Thần Siva (Nguồn:ST)

Đến thế kỷ 15, quần thể tháp được xây dựng thêm một số ngôi đền nhỏ với kiến trúc đơn giản hơn để thờ công chúa Poshanư – con của vua Para Chanh. Tương truyền công chúa Po Sah Inư là một người xinh đẹp, tài đức và chung thủy, người đã dạy nhân dân thời đó cách trồng lúa nước, dệt thổ cẩm, chăn nuôi,...Để tưởng nhớ tài năng và đức hạnh của bà, sau khi bà mất người dân đã xây dựng ngôi đền và đặt tên đền là Poshanư.
Trong những năm từ 1992 đến năm 2000, nhóm di tích đền tháp này trong lúc được chính quyền tỉnh Bình Thuận trùng tu, xây dựng lại các nhà khảo cổ học đã phát hiện, cụm di tích tháp Poshanư Phan Thiết còn có 1 đền thờ lớn nhưng đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất từ hơn 300 năm nay. 

Có thể bạn quan tâm: Tour Phan Thiết - Mũi Né 3 ngày 2 đêm resort 4 sao chỉ 2.290.000



Nhờ những đường nét nghệ thuật kiến trúc truyền thống tinh tế và độc đáo này đã lưu giữ rõ nét thời kỳ phát triển hưng thịnh của vương quốc Chăm-pa. Cuối cùng vào năm 1991, nơi này đã được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
 

Tháp Chăm Poshanư – Nét đẹp trong tinh hoa nghệ thuật kiến trúc của người Chăm

Tháp chăm Poshanu khoát lên mình phong cách kiến trúc hòa Lai độc đáo, một trong những phong cách xây dựng cổ của người Chăm. Điều tạo nên sự bí ẩn của tháp chính là vật liệu xây bằng gạch nung đỏ, ghép chặt vào nhau mà không hề có bất kì chất kết dính nào khác, điều này cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được vì sao.
Bốn mặt tháp được thiết kế theo hình vuông,tháp nhỏ dần khi lên cao và bên ngoài có các cột hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ trên bề mặt, thể hiện nét uyển chuyển trong văn hóa Chăm. Mặc cho năm tháng trôi qua, song nó vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn và rõ nét các hình ảnh ấy.

Tháp Chăm Poshanu “e ấp” sau táng cây (Nguồn: ST)

Xem thêm: Chùa Cổ Thạch ngôi chùa mang tên của đá

Lối kiến trúc đỉnh cao đại diện cho sự hưng thịnh một vương quốc này không chỉ xuất hiện ở đây mà ta còn có thể bắt gặp ở nhiều công trình nổi tiếng khác như: tháp Chăm Poklong Garaithánh địa Mỹ Sơn, tháp Po Dam…
Cụm tháp Chăm Poshanu Bình Thuận gồm có ba tòa tháp chính,tháp chính nằm ở giữa cao 15m, với 1 cửa chính hướng về phía Đông là ngọn tháp lớn nhất. Theo như truyền thuyết nơi đây được xem là nơi trú ngụ của thần linh. 


 Tháp chính (Nguồn: ST)

Nằm ngay sát tháp chính, khiêm tốn nhưng không mất đi sự uy nghiêm vốn có là ngọn tháp thờ thần Lửa. Các đường nét điêu khắc và hoa văn cũng đã bị dòng chảy thời gian bị hư hại đi khá nhiều và đây cũng là tháp có kích thước nhỏ nhất chỉ cao 4m mà những kiến trúc và các nét trang trí cũng đơn giản hơn.


Tháp phụ nằm phía bên phải (Nguồn: ST)

Xem thêm: Du lịch Phan Thiết Mũi Né người Bình Thuận review

Chếch về phía Bắc là ngọn tháp thờ Thần Bò Nandin – linh vật cưỡi của thần Shiva. Tháp cao khoảng 12m, về kiến trúc tương đối giống tháp chính nhưng được tinh giản chi tiết để tổng thể được hài hòa. 


Toàn cảnh tháp Poshanu trong đêm (Nguồn:ST)

Lễ hội thú vị tại tháp Chăm Poshanư

Để được trải nghiệm rõ hơn nền văn hóa Champa tại Bình Thuận, cùng hòa mình vào không khí vui tươi, những điệu múa nhịp nhàng uyển chuyển của nhưng cô gái Chăm trong trang phục váy, áo lộng lẫy du khách sẽ không khỏi say đắm khi đến đây vào những dịp lễ hội như: Lễ hội Kate - diễn ra vào ngày 1/7 hàng năm theo lịch Chăm ( tháng 9 hoặc 10 Dương lịch)...
Không chỉ thưởng thức điệu múa, hay âm thanh của những nhạc cụ truyền thống như: đàn Kanhi, trống Paranung, kèn Xaranai… mà du khách còn có thể dâng lên lễ vật cúng thần linh để cầu may mắn, hạnh phúc cho bản thân và gia đình.


Nghi lễ dâng lễ vật cho thần linh của người Chăm (Nguồn:ST)

Xem thêm: Cảnh đẹp như mơ tại thành phố biển Phan Thiết

Đừng vội lo lắng khi bạn đến vào ngày thường, vì ở đây vẫn có những tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm được ban quản lý tổ chức theo yêu cầu.


 

*Lưu ý giá vé tham quan dành cho du khách đồng giá 10.000 đồng

Xem thêm: Những món ẩm thực nổi tiếng tại Mũi Né

-----------------------------------------
Nếu các bạn yêu nét văn hóa Chăm cổ kính, yêu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của đất nước Champa cổ thì hãy đến ngay tháp Chăm Poshanu tại : tour Phan Thiết - Mũi Né .Tham khảo thêm nhiều bài viết du lịch hấp dẫn khác tại: Cẩm nang du lịch

Zalo