CHÙA PHÁP VÂN: CHÙA LÀNG TRONG LÀNG CHÙA VÀ CON ĐƯỜNG TRỊ BỆNH CÓ MỘT KHÔNG HAI TẠI LÂM ĐỒNG
Giữa lòng "làng chùa" Đại Ninh, chùa Pháp Vân hiện lên như một viên ngọc quý, nơi giao thoa giữa nét đẹp cổ kính và không gian thanh tịnh. Ngôi chùa không chỉ là biểu tượng tâm linh mà còn là điểm đến độc đáo với "con đường trị bệnh" có một không hai tại Lâm Đồng. Hãy cùng Zoom Travel khám phá vẻ đẹp và những câu chuyện ẩn chứa bên trong Pháp Vân cổ tự, một điểm dừng chân không thể bỏ lỡ trên hành trình khám phá vùng đất Đức Trọng.
1. Đôi nét về Chùa Pháp Vân
Được biết đến như một cổ tự của Làng chùa Đại Ninh, chùa Pháp Vân là một trong những ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại huyện Đức Trọng. “Chùa làng trong làng chùa” là câu nói được gắn liền với chùa Pháp Vân khi đây là ngôi chùa được người dân địa phương đóng góp tiền, công sức xây dựng nên trong khi đó đa số những ngôi chùa còn lạ trong làng chùa Đại Ninh thuộc sở hữu của tư nhân. Nằm trên ngọn núi cao, bạn có thể cảm nhận được sự thanh tịnh vốn có của nơi cửa Phật yên tĩnh và từ đây quý du khách có thể phóng tầm mắt ôm trọn cả vùng hạ lưu sông Đại Ninh.
Làng chùa Đại Ninh
Chùa Pháp Vân nguyên là niệm Phật Đường do Hòa thượng Thích Thiền Tâm khai lập vào năm 1968. Trải qua hơn 40 năm sau đó, Đại đức Thích Đạo Thành tiếp nhận vị trí trụ trì và tiến hành trùng tu, sửa chữa và mở rộng ngôi chùa trên mảnh đất có diện tích hơn 22.000m2. Sau này, chùa Pháp Vân thu hút du khách thập phương bởi bức tượng mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao hơn 12m được hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước cùng với câu chuyện “Con đường trị bệnh” vô cùng nổi tiếng.
2. Chùa Pháp Vân ở đâu
Chùa Pháp Vân tọa ở thôn Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và nằm sát ngay QL20. Để hành hương đến với Pháp Vân cổ tự, các quý phật tử phải chinh phục được con đường dốc thoai thoải cùng với con đường thảm nhựa được trải đá để chữa bệnh thân, tâm.
THAM KHẢO: TOUR BẢO LỘC - SANTEM HILL - 2N2Đ
3. Con đường chữa bệnh thân và tâm tại chùa Pháp Vân
Theo lời giới thiệu của sư thầy Thích Đạo Thành, “Con đường chữa trị” bệnh thân và tâm được xây dựng vào năm 2016 với tổng chiều dài hơn 64 mét. Con đường này được rải hơn 4 xe đá với tổng số lượng 15.000 viên được đưa từ tỉnh Bình Thuận nắng, gió. Đá lớn được dùng để làm tường hai bên con đường, trong khi đó đá nhỏ được nhà chùa trải đều giữa lối đi.
Con đường trị bệnh Thân và Tâm
Con đường dài 64 mét tương đương với 64 quẻ - gồm Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Khi đi trên con đường đó, bàn chân sẽ được kích huyệt bởi những hòn đá cuội lớn nhỏ, nhọn bằng khác nhau, trị bệnh thân. Khi con người ta đi trên con đường đó đau chân quá sẽ dừng lại nghỉ, khi nghỉ sẽ đọc những bài kinh pháp trú trên các cột đá để trị tâm bệnh.
Các bài kinh pháp trụ được khắc trên các cột đá tại con đường trị bệnh thân, tâm
Ngoài ra, mỗi bên con đường còn được đặt 11 người tượng trưng đang gánh 3 chữ Tâm – mang ý nghĩa trong con người dù có tàn ác đến mức nào thì vẫn còn có 11 thiện tâm sở. 11 thiện tâm sở đó sẽ gánh 3 chữ tâm là tâm quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ thì đã qua rồi, tương lai thì chưa tới, vì vậy tâm chỉ an trú ở hiện tại mới có được hạnh phúc - “Đừng sống trong tương lai của quá khứ”.
Người tượng gỗ gánh 3 chữ Tâm trên con đường trị bệnh thân và tâm
4. Khám phá chùa Pháp Vân
Ấn tượng đầu tiên về ngôi chùa này chính là công trình cổng tam quan theo chiều dọc. Mái của cổng tam quan được làm bằng gỗ sao, phía dưới mái cổng có một khối gỗ từ lõi cây ké với trọng lượng khoảng 3 tấn bắc ngang. Cột hai bên được ráp với nhau bằng những khối đá lớn, ở giữa có khắc chữ hán tạo nên nét cổ kính, uy nghiêm cho ngôi chùa. Chùa Pháp Vân có tổng diện tích 2,2 ha gồm những công trình chính như: lầu chuông trống, chánh điện, nhà tổ, nhà chúng, trai đường...
Cổng chùa Pháp Vân
Tượng Phật Di Lặc trong sân chùa Pháp Vân
Chùa Pháp Vân thu hút quý du khách thập phương không chỉ bởi “Con đường trị bệnh” thân, tâm mà sự hấp dẫn còn đến từ sự hiện diện của tượng Quán Thế Âm Bồ Tát – bức tượng được xem là cao nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Là một thành quả được xây dựng bởi người dân địa phương cùng sự góp sức của lực lượng Công binh của chế độ cũ. Đây là một bức tượng lộ thiên và được đặt hướng về hướng cầu Đại Ninh vì trước đây, trong thời chiến tranh có nhiều người chết. Cho nên, Hòa thượng Thích Thiện Tâm đã đặt tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát hướng về cầu để cầu nguyện và mong muốn người dân địa phương được bình an.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 12m tại chùa Pháp Vân
Chánh điện của chùa
Tháng Bảy ở Tây Nguyên, mưa nắng đan xen, điểm tô cho "làng chùa" Đức Trọng một vẻ đẹp nên thơ. Giữa không gian thanh tịnh ấy, lòng người như trút bỏ mọi gánh nặng, tìm thấy sự an yên lạ kỳ. Tiếng chuông chiều ngân nga, tiếng mõ vọng về từ cõi xa xăm, hòa cùng tiếng kinh cầu nguyện quốc thái dân an, lan tỏa khắp không gian. Và rồi, Pháp Vân cổ tự, "làng chùa" Đức Trọng, lại khắc sâu thêm một dấu ấn trong tâm hồn kẻ lữ khách sau chuyến hành hương đầy ý nghĩa.
5. Đi đâu khi hành hương đến Lâm Đồng
Zoom Travel sẽ bật mí một số điểm đến khác mà bạn có thể di chuyển từ Chùa Pháp Vân một cách nhanh chóng trong chuyến hành hương đến Lâm Đồng như sau:
- Santem Hill: nơi ngự trị của Đại Bảo Tháp Kinh Luân cao hơn 37m, nặng hơn 200 tấn.
- Vĩnh Minh Tự Viện: là một ngôi chùa Phật giáo phát triển theo Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo đại thừa.
- Phương Liên Tịnh Xứ: ngôi chùa đẹp nhất trong Làng chùa Đại Ninh.
- Sunset Chill Coffee: địa điểm săn hoàng hôn đẹp quên lối về tại Lâm Đồng.
- Chùa Trà: ngôi chùa biểu tượng của vùng đất và con người xứ cao nguyên Di Linh.
- Tu Viện Bát Nhã: Rực rỡ ánh phượng vàng giữa một vùng đồi chè.
XEM THÊM: TOUR THẬP TỰ BẢO LỘC - 1N1Đ
TẠM KẾT BÀI VIẾT
Rời xa Pháp Vân cổ tự, dư âm về một không gian thanh tịnh, một "con đường trị bệnh" độc đáo vẫn còn vương vấn mãi trong lòng. Nơi đây không chỉ là chốn tâm linh để tìm về sự an yên, mà còn là nơi để ta chiêm nghiệm về cuộc sống, về những giá trị tốt đẹp. Nếu có dịp ghé thăm Lâm Đồng, đừng quên dành thời gian khám phá Pháp Vân, để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp và ý nghĩa mà ngôi chùa này mang lại