Viếng Tây An Cổ Tự núi Sam chiêm ngưỡng kiến trúc cổ độc đáo

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.890.000đ 1.990.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
05-04-2024 Đã xem: 178

Viếng Tây An Cổ Tự núi Sam chiêm ngưỡng kiến trúc cổ độc đáo

Không chỉ có vị trí cực đẹp, tọa lạc ngay phía Đông của khu di tích danh lam thắng cảnh núi Sam Châu Đốc, Tây An Cổ Tự còn mang giá trị cao về mặt nghệ thuật và kiến trúc. Ngôi chùa cổ còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của người dân An Giang từ thuở khai hoang, lập ấp. Hãy cùng Zoom Travel khám phá những điểm nổi bật của địa điểm này nhé!

 Tây An Cổ Tự - ngôi chùa linh thiêng tại An Giang

 Tây An Cổ Tự là ngôi chùa linh thiêng tại An Giang

Vài nét về chùa Tây An

  • Địa chỉ: Đường Vòng Núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang

Chùa Tây An Núi Sam (Tây An Cổ Tự) nằm ở ngã ba thuộc phường Núi Sam, cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 5km. Chùa nằm trong khuôn viên quần thể di tích nổi tiếng. Khu du lịch núi Sam Châu Đốc gắn liền với các địa danh: chùa Phước Điền (chùa Hang), lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. 

Chùa Tây An là kiến trúc được kết hợp từ phong cách truyền thống Việt Nam và Ấn Độ

Chùa Tây An là kiến trúc được kết hợp từ phong cách truyền thống Việt Nam và Ấn Độ

Lịch sử hình thành của chùa Tây An

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, vào năm 1847, Tổng đốc Doãn Uẩn (1795-1850) đã cho xây dựng Tây An Cổ Tự bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, lợp mái ngói,... ngay dưới chân núi Sam. Đến năm 1861, Hoà thượng Hoàng Ân cho trùng tu lại chính điện và phần hậu tổ. Đến năm 1958, Hoà thượng Thích Bửu Thọ cho xây dựng ba ngôi cổ lầu, chính điện và mặt chính như diện mạo ngày nay. Vị trụ trì đầu tiên của chùa Tây An là Hoà thượng Nguyễn Văn Giác, ông thuộc phái Lâm Tế nên đã có rất nhiều người còn gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế.

Chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hàng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

Khám phá kiến trúc độc đáo của Tây An Cổ Tự

Khu vực cổng chùa Tây An

Khu vực cổng chùa Tây An

Giống như hầu hết các ngôi chùa, công trình kiến trúc đầu tiên chính là khu vực cổng tam quan. Cổng tam quan được chia làm 3 cửa, cửa ở giữa của cổng tam quan là nơi thờ tụng tượng phật Quan Âm Thị Kính bồng con của Thị Mầu, 2 bên là 2 biển ghi tên của chùa là “Tây An Cổ Tự”.

Khuôn viên chùa Tây An

Khuôn viên chùa có nhiều hàng cây xanh mát.

Chùa Tây An sở hữu diện tích lên đến 15.000m2, với lối thiết kế chùa có chữ “tam”, kết hợp giữa hai lối kiến trúc là kiến trúc cổ dân tộc Việt Nam với phong cách nghệ thuật Ấn Độ. Đằng sau chùa là ngọn núi Sam hùng vĩ xanh mát làm nơi tựa lưng vững chãi cho chùa Tây An trong suốt nhiều năm qua. Chùa Tây An sử dụng các vật liệu chính là xi măng, gạch ngói để xây dựng.

>>> Có thể bạn nên đi: TOUR CHÂU ĐỐC - CHÙA BÀ CHÚA XỨ - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 1N1Đ

Khuôn viên của chùa được xây dựng thoáng mát và rộng rãi với nhiều cây xanh. Vừa bước vào bên trong khuôn viên du khách sẽ nhìn thấy một cột cờ rất cao – khoảng chừng 16m. Cùng với đó là hình ảnh 2 chú voi, 1 chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà. Voi trắng chính là điềm báo hạ sinh thái tử Sĩ Đạt Ta (chính là đức phật Thích Ca), voi đen là chú voi ngự có tên gọi là Ô Long – có công giúp triều đình đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Hai bức tượng voi đen và voi trắng ở cổng tam quan vào chùa

Hai bức tượng voi đen và voi trắng ở cổng tam quan vào chùa

Khu vực chánh điện là khu nhà rộng và được xây dựng ở chính giữa của chùa. Ngôi chính điện được xây dựng lớn với 2 tầng mái cong vút. Khác với những ngôi chùa cổ ở miền Bắc, phần mái ngói lợp bằng ngói vảy cá, mái ngói của chùa Tây An được lợp lá ngói đại ống. Toàn bộ những cột chống được làm bằng những cột gỗ lớn, sàn nhà được lát bằng gạch đá hoa. 

Hai bên của khu vực chánh điện là khu lầu chiêng và khu lầu trống được thiết kế theo lối kiến trúc hình tứ giác. Trên đỉnh của điện được trang trí hình ảnh tứ linh: long, lân, quy, phượng vô cùng độc đáo.  Từ trên cao, có thể thấy toàn cảnh khu di tích chùa Tây An như một con chim phượng hoàng đang vỗ cánh tung bay nhảy múa.

Chùa Tây An Núi Sam (Tây An Cổ Tự) và lối kiến trúc độc đáo 7

Bên trong chánh điện có nhiều tượng Phật

Đằng sau chùa Tây An là nơi có nhiều mộ tháp sở hữu kiến trúc độc đáo. Đến nay chùa vẫn còn lưu giữ hơn 11.270 bức tượng lớn nhỏ tinh xảo được chạm khắc tỉ mỉ từ chất liệu gỗ, qua đó giúp các du khách đến chùa hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 19.

Vườn tháp chùa Tây An

Vườn tháp chùa Tây An

Du khách cũng có thể đến thăm viếng chùa Tây An vào ban đêm khi ngại nắng và khách hành hương đông đúc. Vì được thiết kế với lối kiến trúc đặc biệt khi được lắp những ánh đèn vàng ấm áp dùng để chiếu sáng làm cho ngôi chùa trở nên uy nghi, tráng lệ như những tòa lâu đài lộng lẫy trong màn đêm.

Tây An Cổ Tự không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Châu Đốc mà còn là biểu tượng của nền văn hóa và kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Khám phá ngôi chùa này, du khách sẽ được trải nghiệm không gian linh thiêng, tinh tế và thư thái giữa lòng xứ sở An Giang. Chùa Tây An không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là một hành trình khám phá văn hóa và tâm linh đầy ý nghĩa.

Trên đây là tất tần tật thông tin về Chùa Tây An Núi Sam (Tây An Cổ Tự) mà Zoom Travel muốn giới thiệu đến bạn. Nếu bạn đang tìm điểm đến vãng cảnh tâm linh thì đừng quên Zoom Travel đang có rất nhiều tour hành hương hot. Nhanh tay tham khảo để không bỏ lỡ bạn nhé.

>>> Xem thêm: Lăng Thoại Ngọc Hầu Viên Ngọc Ẩn Của An Giang

Zalo