PHÙ DUNG CỔ TỰ: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ NHỮNG KIẾN TRÚC CỔ KÍNH TẠI XỨ HÀ TIÊN

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.990.000đ 2.190.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
01-11-2024 Đã xem: 191

PHÙ DUNG CỔ TỰ: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ NHỮNG KIẾN TRÚC CỔ KÍNH TẠI XỨ HÀ TIÊN

Bạn đã từng muốn rời xa nơi phố thị xa hoa, ồn ào và náo nhiệt? Hay muốn nương nhờ cửa Phật để tạm lánh chốn hồng trần đầy bi khổ và đau thương? Vậy thì Phù Dung Cổ Tự là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. Ẩn mình giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình của xứ Hà Tiên, nơi đây hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữ tình, mang lại cảm giác bình yên và thanh tịnh. Hãy cùng Zoom Travel khám phá những nét đẹp thơ mộng, những kiến trúc cổ kính độc đáo và những câu chuyện truyền tai bí ẩn qua bài viết dưới đây.

1. PHÙ DUNG CỔ TỰ NẰM Ở ĐÂU

Phù Dung Cổ Tự tức chùa Phù Dung hay còn được gọi là chùa Phù Cừ, được khởi dựng vào những năm cuối của thế kỷ XVIII. Ngôi chùa nằm ngay dưới chân núi Bình San, phường Bình San thuộc tỉnh Kiên Giang. Phù Dung Cổ Tự là một trong những danh lam tại vùng đất xứ Hà Tiên, nổi tiếng và thu hút du khách thập phương với những kiến trúc độc đáo, khác biệt cùng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng không thiếu phần thanh tịnh chốn phật môn. Ngôi chùa từng bị đánh chiếm và phá sập vào khoảng thời gian 1833 – 1834. Sau này được người dân phát hiện, khai phá và tu sửa vào năm 1969. Vào thời xưa, Phù Dung Cổ Tự chỉ là một am tự nhỏ có nền rộng khoảng 9m, dài khoảng 12m. Tính đến nay, Phù Dung Cổ Tự đã trải qua rất nhiều lần tu sửa nhưng chùa vẫn giữ được nét cổ kính đặc trưng và đầy hoài niệm thời nhà Lê. Nơi đây không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng, là nơi hành hương linh thiêng dành cho du khách nói chung và Phật Tử nói riêng mà còn là chứng tích cho câu chuyện tình được truyền miệng tại đây.

Một góc tại Phù Dung Cổ Tự

Một góc tại Phù Dung Cổ Tự

2. SỰ TÍCH PHÙ DUNG CỔ TỰ

Phù Dung Cổ Tự với những câu chuyện xa xưa về người nằm trong ngôi mộ cổ, bà Phù Dung hay bà Phù Cừ sau này được tôn vinh là bà Dì Tự, vị sư nữ đầu tiên trụ trì nơi đây, đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức người dân Hà Tiên. Tuy nhiên, sự thật về nguồn gốc cái tên và câu chuyện về bà Dì Tự lại là một ẩn số qua nhiều thế hệ, gắn liền với câu chuyện lịch sử "Nàng Ái Cơ trong chậu úp" của nhà thơ Mộng Tuyết. Câu chuyện kể về bà Phù Cừ, người vợ thứ của Mạc Lịnh Công - tức Tổng binh Đại đô đốc Mạc Thiên Tích, với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Tình yêu của Mạc Lịnh Công dành cho bà Dì Tự khiến bà chính thất là Nguyễn phu nhân ghen tuông và âm mưu hãm hại.

Trong một lần Mạc Lịnh Công đi duyệt binh, Nguyễn phu nhân nhốt Dì Tự vào một cái chậu úp, nhằm mục đích giết chết bà. May mắn, trời đổ mưa lớn và Mạc Lịnh Công trở về kịp thời. Nhìn thấy chậu to không hứng nước mưa, ông cho người giở chậu ra và phát hiện Dì Tự đang thoi thóp. Dù được cứu sống nhưng bà Phù Dung chán chường thế sự và xin Mạc Lịnh Công cho phép xuất gia. Thương xót cho nỗi đau của người mình yêu, Mạc Lịnh Công cất một ngôi am tự cho Dì Tự tu hành, đào ao trồng sen trắng để tưởng nhớ mối tình xưa. Sau khi bà qua đời, Mạc Lịnh Công xây mộ cho bà với kiến trúc mô phỏng hình cái chậu, thể hiện sự tiếc thương và tình yêu của mình. Ngôi am tự ấy sau này được gọi là Phù Dung Tự - tức chùa Phù Dung.

3. CÁCH DI CHUYỂN ĐẾN PHÙ DUNG CỔ TỰ

Vị trí của Phù Dung Cổ Tự nằm cách bến xe Hà Tiên 3,5Km và cách trung tâm thị xã Hà Tiên chưa đến 2Km vì thế mà bạn có thể đến với ngôi chùa này bằng nhiều cách khác nhau. Bạn sẽ chỉ mất khoảng 5 phút để từ trung tâm Hà Tiên đi theo tuyến đường Nguyễn Phúc Chu/Quốc Lộ 80.

Còn đối với những ai khởi hành từ Sài Gòn tới chùa Phù Cừ thì phải di chuyển khoảng 300Km, mất khoảng 8 tiếng đồng hồ. Zoom Travel sẽ bật mí cho bạn cách di chuyển đến với Phù Dung Cổ Tự bằng phương tiện như sau: bạn có thể khởi hành bằng xe máy từ TP. Hồ Chí Minh đi dọc theo hướng Quốc Lộ 1A qua cầu Mỹ Thuận rồi rẽ phải theo hướng đi Sa Đéc. Tiếp tục đi theo phà Vàm Cống qua Long Xuyên tới Châu Đốc rồi tiếp tục băng qua Tri Khôn tới Hà Tiên. Tại Hà Tiên, bạn men theo đường Đông Hồ rồi rẽ phải vào đường Mạc Tử Hoàng. Cuối cùng đi thẳng theo tuyến đường Hà Tiên sẽ tới Phù Dung Cổ Tự.

THAM KHẢO: TOUR HÀ TIÊN – PHÚ QUỐC – 3N3Đ

4. THAM QUAN NHỮNG KIẾN TRÚC CỔ KÍNH TẠI PHÙ DUNG CỔ TỰ

Chánh điện chùa Phù Dung

Nhiều người đến với Phù Dung Cổ Tự không chỉ bởi sự tò mò về câu chuyện tình cảm động giữa bà Phù Cừ và ông Mạc Thiên Tích mà còn bị say mê với những kiến trúc cổ kính, độc đáo mang nét riêng biệt từ thời xa xưa. Ngay khi đặt chân đến với Phù Dung Cổ Tự, du khách sẽ bị ấn tượng với cách thiết kế và bày trí rất uy nghiêm và trịnh trọng. Chùa lấy gam màu vàng và nâu sẫm của gỗ làm màu chủ đạo với những cột đá giả gỗ được chạm khắc tinh xảo những từ ngữ hán nôm cùng với giàn đèn lồng vàng được treo trải dài tựa như ánh sáng nơi chốn Phật môn thanh tịnh. Ngước nhìn xuống bậc cầu thang là nền đá xanh thẫm ở ngay trung tâm được điêu khắc tinh xảo với bức tranh “Cửu Long ngậm ngọc” tượng trưng cho long mạch nước Nam với ý nghĩa mưa thuận gió hòa, bình yên và bền vững muôn đời. Chánh điện có 5 lộ, mỗi lộ dẫn đến đến một tượng phật được thờ phụng bên trong. Các tượng phật được dát vàng có chiều cao hơn 1m và đang tọa vị trên tòa sen mang lại cảm giác uy nghiêm, trang trọng nơi phật pháp thanh tịnh. Tại đây, du khách có thể cúng dường trực tiếp cho chùa hay xin một hoa đăng cầu bình an khi dâng hương và tự tay thả hoa đăng giấy ấy vào bể nước phía trước tam bảo để cầu bình an.

Bên trong chánh điện

Ngọc Hoàng bửu điện

Rời khỏi chánh điện Phù Dung Cổ Tự và di chuyển ra phía sau, du khách sẽ bắt gặp một tòa lầu hai tầng – Ngọc Hoàng bửu điện. Nơi đây thờ tượng Ngọc Hoàng đại đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu.

Ngọc Hoàng bửu điện

Ngọc Hoàng bửu điện nằm sau chánh điện Phù Dung Cổ Tự

Chùa Phù Dung

Ngước sang bên phải khu chánh điện là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ngay trước sân chùa Phù Dung. Pho tượng được làm bằng xi măng, sơn màu trắng và cao khoảng 4m đứng trên đài cao. Bước vào bên trong là khu thờ phật Thích Ca Mâu Ni ở chính giữa cùng hai đệ tử là Anan và Ca Diếp. Tại đây phật tử còn được chứng kiến bốn bức phù điêu lớn có độ cao khoảng 1,3m và rộng hơn 2m. Mỗi bức phù điêu tại Phù Dung Cổ Tự minh hoạt cho một giai thoại quan trọng trong đời Phật Thích Ca gồm: Đản sanh, Xuất gia, Thuyết pháp và Nhập niết bàn.

Tượng mẹ Quan Thế Âm ngay tại sân chùa

Tượng mẹ Quan Thế Âm ngay tại sân chùa

 

Điện thờ và mộ bà Phù Cừ

Len lỏi theo một con đường đi nhỏ sát bên chùa Phù Dung, du khách tiếp tục khám phá các di tích, kiến trúc khác tại Phù Dung Cổ Tự và đầu tiên là điện thờ bà Phù Cừ. Trước điện thờ là bài thơ được điêu khắc trên phiến đá xanh và một ao sen nhỏ, bài thơ nói về nỗi niềm ưu buồn của sư nữ Phù Cừ:

“Ngó lên Am tự Phù Cừ

Thương cho người ngọc giã từ lầu son

Về đây nương chốn thiền môn

Tay lần chuỗi hạt cho mòn ngày xanh

Duyên xưa chẳng bận chi tình

Bụi trần chi đế vương cành hoa sen

Nước trong không lựa đánh phèn

Cửa thiền thanh tịnh não Phiền sạch không”

Điện thờ bà Phù Cừ

Nơi thờ bà Dì Tự

Tiếp tục di chuyển ra sau khoảng 20-30m sẽ gặp một ngôi mộ cổ nằm tựa lưng vào vách núi Bình San cao cao, hùng vĩ nhưng lại mang nét u tịch, buồn bã. Đây là mộ của bà Phù Cừ, trên bia đá chạm khắc những dòng chữ Hán Nôm như sau: Lăng bà Phù Dung – Từ Thành Thục Nhơn – Nguyễn Thị Xuân – (1720-1761) – viên tịch rằm tháng 2 Âm lịch – Hiệu Phù Cừ.

Lăng mộ bà Phù Dung

Lăng mộ bà Phù Dung

5. NHỮNG LƯU Ý KHI VÃN CẢNH TẠI PHÙ DUNG CỔ TỰ

Dưới đây Zoom Travel sẽ giúp bạn bỏ túi những kinh nghiệm cực kì quan trọng khi vãn cảnh tại Phù Dung Cổ Tự Hà Tiên:

  • Tết Nguyên Đán là dịp thích hợp nhất để du khách gần xa đến dâng hương tại đây, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh vốn có nơi phật pháp đồng thời cảm nhất không khí mát mẻ, cảnh sắc nao lòng tại “Thiên đường nơi hạ giới” – Hà Tiên

  • Chùa vốn là chốn linh thiêng, du khách đến để dâng hương xin lưu ý trang phục kín đáo, kín cổng cao tường.

  • Nếu bạn đến đây vào đầu năm mới thì hãy chú ý và giữ gìn tư trang nhé!

  • Nếu bạn muốn tham quan thêm những địa điểm nổi tiếng khác, thì “Hà Tiên thập cảnh” là những nơi phải ghé thăm: chùa Tam Bảo, Thạch động Thôn Vân,…

ĐỌC NGAY: THẠCH ĐỘNG HÀ TIÊN: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ NHỮNG BÍ ẨN TẠI THIÊN ĐƯỜNG NƠI HẠ GIỚI

TẠM KẾT

Vậy là hành trình khám phá những di tích cổ kính, những công trình kiến trúc độc đáo tại Phù Dung Cổ Tự đã khép lại. Nếu bạn muốn ngắm nhìn nét đẹp cổ xưa ấy hay muốn hòa mình vào không khí nơi thanh tịnh thì còn chần chờ gì nữa mà không đến với Zoom Travel, chúng tôi rất sẵn lòng cùng bạn khám phá mọi miền nơi quê cha đất tổ!

Zalo