CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.890.000đ 1.990.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
13-01-2023 Đã xem: 6910

Nhà thờ Mằng Lăng - Châu Âu thu nhỏ giữa lòng Phú Yên

Phú Yên nơi được biết đến với cái tên vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh", sở hữu muôn vàn cảnh đẹp đến nghẹt thở. Nếu như bạn nghĩ rằng nơi đây chỉ có những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng thì chắc có lẽ bạn chưa ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng. Đây là một tuyệt tác kiến trúc mang đậm dấu ấn của châu Âu ngay lòng Phú Yên. Hãy cùng ZoomTravel khám phá bên trong của nhà thờ này có gì nhé! 

1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ THỜ MẰNG LĂNG 

Nhà thờ Mằng Lăng là công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt khi sử dụng lối kiến trúc Gothic đặc trưng của phương Tây, nhưng lại tọa lạc trên mảnh đất có văn hoá truyền thống đặc sắc như Phú Yên. Được biết nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất tại Việt Nam khi được xây dựng vào năm 1892. 

nhà thờ mằng lăng - giới thiệu

Nhà thờ Mằng Lăng sở hữu kiến trúc vô cùng cổ kính.

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng nhờ vào bàn tay của vị linh mục đầu tiên của nhà thờ Mằng Lăng tên Joseph de La Cassagne, người dân theo đạo tại đây gọi theo tiếng Việt là Cổ Xuân. Nhà thờ còn được biết là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Xem thêm: Chùa Thanh Lương - Ngôi chùa độc lạ tại Phú Yên

1.1 Địa chỉ nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng nằm tại xã An Trạch, huyện Tuy An, cách TP. Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên). Nơi đây có tuổi đời lên đến 120 năm tuổi, được xem như là một trong những nhà thờ cổ nhất tại Việt Nam. Nhìn từ xa chúng ta cũng nhận ra quá trình mai mốt của nhà thờ khi đã xuất hiện những lớp rêu bám trên tường, càng tạo nên nét cổ kính hơn cho giáo xứ. 

Nhà thờ Mằng Lăng có tổng diện tích lên đến 5000m2, với 4 mặt giáp các địa điểm du lịch nổi tiếng. Phía Bắc giáp với sông Cầu, phía Nam là giáo xứ Chợ Mới, phía Tây và phía Đông lần lượt là giáo xứ Đồng Tre và bãi biển xanh ngát. Khi ghé đến Mằng Lăng, bạn sẽ cảm nhận ngay bầu không khí vô cùng trong lành và yên ả mà nơi này mang đến. Không ồn ào náo nhiệt, nhà thờ Mằng Lăng mang đến cho du khách cảm giác yên bình đến lạ thường.

nhà thờ mằng lăng - địa chỉ

Nhà thờ là nơi lui tới của nhiều bạn trẻ yêu thích việc sống ảo.

Nhà thờ Mằng Lăng sử dụng lối kiến trúc cực kỳ phổ biến tại châu Âu. Lối kiến trúc này đã xuất hiện ở rất nhiều công trình lớn như toà thị chính, trường học. Đặc biệt hơn hết, đã có rất nhiều công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Lối kiến trúc này đã được nhuần nhuyễn hoà nhập vào văn hoá bản sắc Việt Nam.

Xem thêm: Mũi Điện Phú Yên - Nơi đón bình mình đầu tiên của Tổ quốc

1.2 Đường đi đến nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại phía Bắc Phú Yên. Nơi đây cách thành phố Tuy Hoà 35km và đường đi đến đây tương đối dễ dàng vì đã được nâng cấp hệ thống hạ tầng.

Xuất phát từ nhà ga Tuy Hoà, bạn có thể đi dọc theo đại lộ Hùng Vương khoảng 8km, sau đó băng qua thị trấn Chí Thạnh khoảng chừng 23km. Cuối cùng bạn đi qua nhà thờ Cầu Lò Gốm khoảng 2km rẽ trái, bạn sẽ bắt gặp ngay nhà thờ Mằng Lăng

nhà thờ mằng lăng - bản đồ

Để đến được nhà thờ Mằng Lăng bạn cần di chuyển 33km.

Nhà thờ Mằng Lăng không chỉ là địa điểm đến để du khách tham quan mà đây còn là một trong những chứng nhân lịch sử vì đã được xây dựng cách đây 100 năm. Nơi đây cách thành phố Tuy Hoà 35km về phía Bắc và cách Ghềnh Đá Đĩa chỉ 10km. Chính vì thế khi ghé đến nhà thờ Mằng Lăng bạn có thể tiện đường tham quan cả Ghềnh Đá Đĩa nhé!

Xem thêm: Du lịch Phú Yên mùa nào đẹp nhất cho các tín đồ mê xê dịch

1.3 Giờ đi lễ và giá vé nhà thờ Mằng Lăng 

Du khách ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng, ngoài việc tham quan còn một số du khách cũng đi lễ tại đây để tiện trong chuyến du lịch của mình. Hầu hết các ngày trong tuần đều có nhiều khung giờ để giáo dân có thể sắp xếp thời gian ghé đến. Du khách có thể tham khảo bảng giờ đi lễ nhà thờ Mằng Lăng dưới đây để thuận tiện cho bản thân khi đến nhà thờ Mằng Lăng.

nhà thờ mằng lăng - giờ đi lễ

Bạn có thể tham khảo giờ đi lễ tại nhà thờ Mằng Lăng.

Du khách có thể ghé đến tham quan và chiêm ngưỡng kiến trúc tại nhà thờ Mằng Lăng hoàn toàn miễn phí. Bạn đã có ngay những bức ảnh đẹp hút hồn, ngay từ lần đầu lia máy. Thật nói không ngoa nếu bảo rằng khung cảnh nơi đây tựa trời Tây.

Không chỉ thế, tại nhà thờ còn có Cô Nhi Viện Mằng Lăng, nơi nuôi dưỡng và giúp đỡ trẻ em mồ côi. Các bạn có thể đóng góp chút phần nhỏ của mình để giúp các em có một cuộc sống tốt hơn, một bữa ăn đủ đầy hơn. Cổng Cô Nhi Viện gần với không gian trưng bày hiện vật lịch sử của nhà thờ Mằng Lăng. Bạn có thể ghé vào Cô Nhi Viện để thăm các em và giúp đỡ các trẻ em tại đây.

Có thể bạn muốn biết: TOUR QUY NHƠN - PHÚ YÊN 3N3Đ - TẾT 2023

2. LỊCH SỬ NHÀ THỜ MẰNG LĂNG

Một trong những điều bí ẩn mà được nhiều du khách quan tâm đến chính là lịch sử của việc hình thành nhóm giáo dân tại địa bàn này, cũng như quá trình hình thành và xây dựng nhà thờ Mằng Lăng. Theo sử sách truyền lại, vào đời vua Lê Thánh Tông đã cho khai hoang vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ, và mở đất Phú Yên lấy núi Bi làm giới hạn. 

Sau nhiều đời lưu truyền chức vụ người đứng đầu trấn giữ vùng đất này, thì đến năm 1629 Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập Dinh Trấn Biên, và giao cho người con rể Nguyễn Phúc Vinh của mình trấn giữ. Phía trước Dinh chính là dòng sông Cái, là vị trí của nhà thờ Mằng Lăng lúc bấy giờ. Nhưng đến ngày nay Dinh Trấn Biên đã chìm sâu dưới dòng sông Cái. 

nhà thờ mằng lăng - lịch sử

Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thở cổ nhất Việt Nam.

Vợ của Nguyễn Phúc Vinh tức công chúa Ngọc Liên là một trong những người đầu tiên truyền giáo và giúp hình thành nhóm giáo dân tại đây. Không chỉ có công chúa Ngọc Liên mà nhờ vào đôi vợ chồng quan với tên thánh là Biển Đức là chung tay truyền giáo đến những người dân tại đây tạo nên một cộng đồng giáo dân và mọi người sẽ thường đi lễ tại Dinh Trấn Biên 

Mãi cho đến năm 1892, linh mục Cố Xuân tên thật là Joseph de Cassagne đã cho khởi công xây dựng nhà thờ Mằng Lăng. Ông chính là vị linh mục Chánh xứ đầu tiên tại nhà thờ này. Ông đã xây dựng nhà thờ trong 15 năm với lối kiến trúc chính là Gothic vô cùng bí ẩn và cổ điển.

Xem thêm: TOUR DU LỊCH ĐẢO ĐIỆP SƠN - PHÚ YÊN 3N3Đ CHỈ VỚI 2TR290

3. VÌ SAO LẠI LÀ NHÀ THỜ MẰNG LĂNG

Nhiều người dân và du khách khi đến tham quan tại nhà thờ Mằng Lăng, ai cũng phải gật gù, xuýt xoa với vẻ đẹp mà công trình kiến trúc này mang lại. Thế nhưng cũng có nhiều người thắc mắc về tên gọi của nơi đây. Tại sao lại là Mằng Lăng? Tên gọi ý nghĩa và mộc mạc này cất giấu bí mật gì đằng sau nó.

Theo như lời người dân nơi đây kể lại, cách đây 100 năm trước tại đây là một khu rừng già với cây cối um tùm và ti tỉ loại cây khác nhau. Thế nhưng ngay trong khu rừng lúc nào cũng rực lên sắc tím hồng vô cùng thu hút ánh mắt người nhìn. Cây có thân cây cao và tán rộng. Thêm vào đó là lá hình bầu dục, và hoa được kết theo chùm. Loài hoa này mang trong mình một sắc tím thuỷ chung và vô cùng nổi bật, đến nỗi ai đi ngang qua cũng phải ghé mắt là nhìn đôi chút. 

nhà thờ mằng lăng - hoa mằng lăng

Hoa Mằng Lăng là loại hoa mang sắc tím thuỷ chung.

Người dân địa phương đã tìm thấy loài hoa mang nét đẹp thân thương này và biết rằng nó cùng họ với hoa Bằng Lăng, thế nên họ đã gọi loài hoa này là hoa Mằng Lăng và gọi cây mọc nên loài hoa này cũng là Mằng Lăng. 

Chính vì thế khi xây dựng nhà thờ tại khu vực này,họ đã gọi nhà thờ bằng cái tên thân thương và quen thuộc nhất chính là Mằng Lăng. Hiện nay loại cây Mằng Lăng tại nhà thờ đã không còn nữa, thế nhưng nơi đây vẫn còn dấu tích của chúng tại một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trong nhà thờ. Bàn gỗ này đã được làm từ gốc cây Mằng Lăng từ rất lâu và vẫn được gìn giữ đến thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Choáng váng trước vẻ đẹp của Thác Vực Hòm Phú Yên

4. CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NHÀ THỜ MẰNG LĂNG

Chắc chắn rằng điều thu hút nhiều du khách và các bạn trẻ ghé đến nhà thờ Mằng Lăng chính nhờ vai lối kiến trúc Gothic đặc trưng của nó. Lối kiến trúc Gothic đậm chất châu Âu những lại được đặt giữa vùng đất mang bản sắc văn hoá biển đậm đà như Phú Yên, tất cả tạo nên một sự giao thoa độc đáo. Nhà thờ đã được xây dựng từ hơn 100 năm trước và lối kiến trúc này đã có cách đây 1200 năm trước, chính vì thế nhà thờ Mằng Lăng luôn mang trong mình nét cổ kính và xưa cũ. 

Kiến trúc Gothic thể hiện rõ nét nhất qua 2 lầu chuông được đặt cân xứng 2 bên nhà thờ. Chính giữa còn được điểm xuyết thập tự giá - biểu tượng trong Thiên Chúa Giáo. Không những vậy các lối ra vào, cửa sổ của nhà thờ Mằng Lăng đều được làm theo kiểu vòng cung nhìn từ xa bạn sẽ thấy nó giống như những búp măng đang trồi lên tìm kiếm sự hy vọng.

nhà thờ mằng lăng - công trình nghệ thuật

Lối kiến trúc Gothic vô cùng cổ kính tại nhà thờ.

Gothic xuất hiện khắp mọi nơi trong nhà thờ Mằng Lăng, nó thể hiện rõ nhất qua các lối mở tại hai gian hai bên, và thông ra chính giữa dẫn thẳng đến giáo đường nhà thờ Mằng Lăng. Nếu như có ai bảo nhà thờ Mằng Lăng đậm chất châu Âu thì quả không sai, thế nhưng nơi đây vẫn giữ được nét Việt Nam rất đặc trưng qua cánh cửa gỗ, qua những chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ trên từng cánh cửa ấy. 

Bước vào bên trong nhà thờ bạn sẽ bắt gặp ngay hai hàng cột tạo nên các cột vòm liên hoàn. Thật tiếc vì do sự ảnh hưởng của bão nên trần của nhà thờ được nhà thờ được ốp gỗ phẳng và không còn giữ được nét kiến trúc mái vòm đặc trưng của Gothic. Bên trong nhà nhờ các hoạ tiết cũng được chạm khắc rất mỉ trên những hàng cột và trần của nhà thờ Mằng Lăng.

nhà thờ mằng lăng - bên trong nhà thờ

Bên trong nhà thờ được khắc những hoạ tiết ấn tượng.

So với các công trình khác, nhà thờ Mằng Lăng có quy mô, diện tích nhỏ hơn và cũng không hoành tráng bằng. Thế nhưng tại đây luôn có một nét đặc trưng thân thuộc qua cái màu xanh xám mà nó đang khoác lên người. Đã vậy sau 100 năm, lớp áo ấy cũng dần bám màu thời gian càng làm cho nhà thờ mằng Lăng trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Tháp Nhạn Phú Yên - Nơi cất giữ nền văn hóa Chăm đặc sắc

5. BÍ MẬT TẠI NHÀ THỜ MẰNG LĂNG 

Nhà thờ Mằng Lăng mang trong mình nhiều câu chuyện và nhiều điều bí ẩn, khiến cho du khách gần xa ghé đến đây để tìm hiểu về nó. Tất cả những bí mật, những điều bí ẩn ấy đều được nhà thờ cất giấu bên trong hang thánh đường bên tay trái từ cổng đi vào. Hang được tạo hình như một quả đồi nhân tạo, cổng ra vào bằng cách dựng nhiều cột đá, làm chúng ta ngỡ rằng đây chính là động Phong Nha thu nhỏ của Phú Yên. Không chỉ thế loạt tiểu cảnh bên trong hang được tạo dựng nên bằng bàn tay con người, càng khiến hang động thêm phần thú vị và bí ẩn. 

nhà thờ mằng lăng - bên trong hang động

Bên trong hang thánh đường là nơi lưu giữ thông tin Chân phước Andre.

Đây chính là nơi lưu giữ cuốn giáo lý được viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Phép giảng tám ngày: do giáo sĩ Akxean de Rhodes là người đặt bút. Cuốn sách được in chữ Quốc Ngữ tại Ý vào năm 1651. Bên trong hang cũng lưu giữ nhiều hình ảnh của nhà thờ Mằng Lăng từ năm 90 cho đến nay. Đặc biệt hơn hết tại nhà thờ Mằng Lăng còn lưu giữ những câu chuyện, những tư liệu liên quan đến Chân phước Anre. Trong hang thánh đường còn giữ một bức hoại tả ngài Anre kèm một ít tóc và nền gạch nơi ngài từng cầu nguyện. 

Với những sự thật thú vị ở trên chắc chắn nhà thờ Mằng Lăng là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách ghé thăm và khám phá. Điều đặc biệt tạo nên nhà thờ Mằng Lăng, không chỉ là kiến trúc mà là tất cả những gì mà nó có. Với sự độc đáo và thú vị như thế, tại sao bạn không thử ghé thăm nơi đây một lần? Hãy liên hệ với ZoomTravel tại đây hoặc qua số điện thoại 0903909074 để được Zoom Travel đưa đến những địa điểm thú vị như thế nhé!

Zalo