CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.990.000đ 2.190.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
06-01-2023 Đã xem: 5452

Tháp Nhạn Phú Yên - Nơi cất giữ nền văn hóa Chăm đặc sắc

Là một trong những biểu tượng của Tuy Hòa, tháp Nhạn Phú Yên được xây dựng giữa lòng thành phố như một kiến trúc độc đáo và là nơi giao lưu văn hoá của người Chăm. Di tích Quốc gia này là một trong những danh thắng nổi tiếng và để lại nhiều ấn tượng cho du khách khi ghé đến. Hãy cùng Zoom Travel tìm hiểu tháp Nhạn Phú Yên có gì mà lại thu hút nhiều du khách đến thế nhé!

1. TỔNG QUAN VỀ THÁP NHẠN

Tháp Nhạn Phú Yên là nơi giao lưu với nền văn hoá Chăm pa, một trong những cộng đồng người dân đồng bào tại Phú Yên. Được biết tháp Nhạn trong tiếng Ê - Đê, Jarai nghĩa là Yang Kơ Hmeng. Bên cạnh đó, với người dân địa phương còn tiết lộ rằng tháp Nhạn còn mang trong mình nhiều cái tên khác như là Bảo Tháp, núi Tháp Dinh, núi Nhạn Tháp, núi Tháp Khỉ. Đây đều là những cái tên thân quen được người dân địa phương gọi mỗi khi nhắc đến tháp Nhạn. 

Tháp Nhạn Phú Yên

Tháp Nhạn là địa điểm được nhiều bạn trẻ săn đón.

Với những câu chuyện mà nó cất giữ, cùng với sự độc đáo trong lối kiến trúc của mình, tháp Nhạn Phú Yên đã được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 16/11/1988. Không những vậy, cho đến thời điểm hiện tại, tháp Nhạn đã trở thành một trong những địa điểm “lui tới” thường xuyên của các bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh. 

Xem thêm: Gành Đá Đĩa Phú Yên review tất tần tật

1.1 Tháp Nhạn Phú Yên ở đâu 

Tháp Nhạn tọa lạc tại Núi Nhạn, phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Với vị thế nằm giữa lòng thành phố, để có thể ghé đến tháp Nhạn là điều khá đơn giản. Bên cạnh đó, tuy bị “lọt thỏm” vào trung tâm thành phố thế nhưng tháp Nhạn vẫn giữ cho mình vẻ cổ kính uy nghi như một cụ già đang cố gắng cất giữ những nỗi niềm riêng giữa chốn ồn ào náo nhiệt ngoài kia.

Cảnh đẹp tại Tháp Nhạn

Vị thế của tháp Nhạn nằm ngay giữa lòng Tuy Hoà.

Phía bắc của tháp Nhạn Phú Yên giáp với sông Đà Rằng, tạo nên một cụm di tích đáng phải đến núi Nhạn - sông Đà Rằng. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc bóng núi Nhạn đang in hằn trên dòng sông Đà Giang vĩ đại. Tất cả hình ảnh trên tạo nên một tác phẩm nghệ thuật khiến người xem không thể rời mắt. 

Xem thêm: Chùa Thanh Lương - Ngôi chùa độc lạ tại Phú Yên

1.2 Đường đi đến tháp Nhạn

Tháp Nhạn Phú Yên có địa thế nằm ngay trong thành phố Tuy Hoà, vì thế việc di chuyển đến đây tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, đường trong thành phố Tuy Hoà cũng dễ di chuyển, rộng rãi và thoáng xe.

Nếu bạn xuất phát từ nhà ga Tuy Hoà có thể lựa chọn cung đường sau để di chuyển: Sau khi ra khỏi nhà ga Tuy Hoà bạn đi dọc theo đường Lê Trung Kiên qua ngã tư Tản Đà khoảng 100m, rẽ trái vào con đường nhỏ, di chuyển khoảng 200m bạn sẽ có mặt tại Tháp Nhạn.

Đường đến tháp Nhạn

Cung đường di chuyển đến tháp Nhạn tương đối dễ.

Có 2 con đường bạn có thể lựa chọn để lên đến tháp nhạn là đường bậc thang và đường nhựa. Với đường nhựa, đường đi có thể sẽ quanh co và hơi dốc thế nhưng là vô cùng dễ đi. Tại tháp Nhạn có dịch vụ thuê xe với giá 10.000/ khách bạn có thể sử dụng dịch vụ xe đưa đón để tiện di chuyển.

Xem thêm: Review chi tiết Sky Panorama Phú Yên

1.3 Vì sao nơi đây lại có tên tháp Nhạn

Theo người dân địa phương nói lại, địa hình của ngọn núi này có hình dáng như chú chim Nhạn đang sải cánh bay về phía trước. Không chỉ vậy, khi xưa tháp Nhạn Phú Yên còn là nơi sinh sống của loài chim Nhạn này. Đây là một loài chim nhỏ có thể bay với độ cao lên đến 60m. Chính vì thế người dân địa phương đã gọi đây là tháp Nhạn.

Tháp Nhạn

Tháp Nhạn có lối kiến trúc độc đáo mang đậm văn hoá người Chăm.

2. LỊCH SỬ CỦA THÁP NHẠN 

Theo các nghiên cứu của H. Parmentier, tháp Nhạn Phú Yên được xây dựng từ khoảng cuối thế kỉ XI đến đầu thế kỷ XII. Đây là thời kỳ mà các công trình kiến trúc như đền tháp Chiên Đàn, Cánh Tiên, Hưng Thạnh, Dương Long, Phước Lộc tại Bình Định cũng dần được hình thành. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa thể xác định rõ thời gian xây dựng của tháp Nhạn.

Tháp Nhạn luôn mang trong mình nhiều câu chuyện bí ẩn. Một trong những câu chuyện đó chính là lịch sử hình thành nên tháp Nhạn. Tương Truyền rằng khi xưa có nàng tiên tên Thiên Y Na, là một tiên nữ trên trời cao. Sau khi nhìn thấy cảnh người dân dưới trần sinh sống vất vả, nàng đã giáng trần và chỉ dạy mọi người nhiều thứ để có thể sinh tồn. Nào là cày cấy, kéo sợi, nhờ có nàng mà đời sống người dân dần được cải thiện. Khi nàng quay trở về cõi tiên, người dân Chăm Pa vì quá nhớ thương nàng, vậy nên đã cho xây nên ngọn tháp Nhạn để ghi công ơn đến nàng tiên đã giúp dân tộc mình được khai phá.

Hoàng hồn tháp Nhạn

Hoàng hồn tại tháp Nhạn vô cùng kỳ ảo.

Lại có một câu chuyện khác kể lại rằng, ngày xưa Tuy Hoà là một vùng đất trũng. Giữa vùng đất đầm lầy này xuất hiện rất nhiều con thuỷ quái chuyên phá rối nhà người dân. Khi Trời nhìn xuống trần gian và đã bắt gặp được cảnh thuỷ quái đang quấy phá người dân trú ngụ nơi đây, thế nên đã phái người khổng lồ xuống để đổ đá lấp vùng trũng này. Khi gần kết thúc, vì vội vã quay trở về Trời nên người khổng lồ đã vác 2 tảng đá rất nặng. Sức nặng của 2 tảng đá làm đòn bẩy bật gãy và 2 tảng đá đã rơi xuống. Một tảng tạo nên chóp núi Nhạn, tảng còn lại tạo nên núi Chóp Chài.

Bạn có thể tham khảo: Tour Phú Yên hấp dẫn chỉ với 2.290.000VNĐ

3. VẺ ĐẸP CỦA THÁP NHẠN 

3.1 Công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc

Tháp Nhạn Phú Yên là một danh thắng nổi tiếng không chỉ nhờ vào những câu chuyện kỳ bí hấp dẫn của nó mà nơi đây còn sở hữu quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo. Với những kiến trúc mang đậm nét đặc trưng của người dân Chăm Pa, tháp Nhạn như một viên ngọc tỏa sáng giữa lòng thành phố Tuy Hoà. 

Với độ cao 25m tháp Nhạn Phú Yên được thiết kế mang dáng dấp của hình trụ với phần đế to và dần bị thu hẹp khi tiến về phía đỉnh. Chân tháp được thiết kế hình vuông tượng trưng cho đất mẹ và sự vững chãi trường tồn. Trải qua nhiều năm, chứng kiến biết bao câu chuyện lịch sử, tháp Nhạn dần nhuộm cho mình màu cam sẫm ám rêu xanh trên đấy. Màu sắc của tháp Nhạn như đang làm tăng thêm nét cổ kính uy nghi cho nó, như một gã gác cổng thời gian đã ở “xứ Nẫu” này hàng triệu năm. 

kiến trúc tháp Nhạn

Tháp Nhạn được xếp hạng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia.

Phần đế của tháp được xây dựng vô cùng cứng cáp. Nó được các viên gạch xếp chồng lên nhau rồi dần ôm về phía thân tháp. Chúng ta thường nghĩ rằng với hình vuông, tháp Nhạn Phú Yên sẽ trông cứng nhắc tuy nhiên với cách xếp gạch vô cùng tài hoa của người dân khi xưa đã tạo nên cho tháp Nhạn những đường cong vô cùng uyển chuyển. Với độ cao khoảng 3,3m phần đế tháp được xây dựng như một chân trụ vô cùng chắc chắn giúp nâng đỡ toàn bộ khối lượng của toà tháp.

Phần thân tháp được ốp đá sa thạch tỉ mỉ, có dạng hình vuông mỗi cạnh dài 10,5m cao khoảng 9,3m. Tường tháp được xây dựng kiên cố và chắc chắn tạo nên cảm giác vững chãi cho tháp. 

Đến với phần đỉnh tháp những viên đá được sắp xếp kỹ càng tạo ra những hình thù ấn tượng. Đỉnh tháp có 4 cửa nhìn ra được 4 hướng đất trời Phú yên: Đông - Tây - Nam - Bắc. Với cửa chính và cổng của tháp quay về phía Đông và ba mặt tường còn lại được trang trí rất nhiều hoa văn. Các hoa văn được trang trí bên trong đỉnh tháp không chỉ để thể hiện cho ước vọng của người dân Chăm Pa mà đó còn là những hình ảnh quen thuộc của các vị thần thể hiện cho nền văn hoá vô cùng đa dạng và phong phú của người dân.

Kiến trúc của Tháp Nhạn

Tháp Nhạn gây ấn tượng với du khách bằng lối kiến trúc độc đáo của nó.

Vì lối kiến trúc của tháp được xây dựng là dần thu nhỏ về phía đỉnh, thế nên các phần đỉnh của tháp Nhạn Phú Yên được xếp đá một cách tỉ mỉ, sao cho thành hình chóp và chạm nhau tại phần cao nhất của đỉnh. Phía cao nhất của tháp Nhạn được đặt Linga bằng đá - biểu tượng thực sinh khí nam tượng trưng cho thần Shiva một trong ba vị thần tối cao trong Hindu giáo. Đây được xem là một biểu tượng tâm linh của người dân Champa có mặt trong các công trình của họ nhằm cầu mong một cuộc sống ấm no, vạn vật sinh sôi nảy nở. 

Đứng từ phía trong tháp Nhạn Phú Yên nhìn lên bạn sẽ thấy được bầu trời trong xanh cao vun vút. Càng tiến vào trong bạn sẽ không khỏi giật mình vì tháp Nhạn không thờ gì. Chỉ có một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê.

Có thể bạn nên đi: TOUR QUY NHƠN - PHÚ YÊN 3N3Đ - TẾT 2023

3.2: Điều đặc biệt tại tháp Nhạn Phú Yên 

Khi ghé thăm tháp Nhạn Phú Yên du khách không chỉ bị ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc của người dân Chăm Pa mà bạn sẽ phải bất ngờ với cách mà người dân Chăm Pa xưa xây dựng nên ngọn tháp này. Được biết tháp Nhạn Phú Yên được xây dựng hoàn toàn bởi gạch nung. Đây là loại gạch nhẹ hơn gạch thường 1,3 lần, bên cạnh đó cũng có độ chịu nhiệt, chịu va đập, và độ bền tốt hơn gạch thường nhiều lần. Toàn bộ cấu trúc của tháp đều được xây dựng từ những viên gạch nung này. 

Đặc biệt tai Tháp Nhạn

Để tạo nên tháp Nhạn đã cẩn rất nhiều sự tài hoa của người dân Chăm xưa.

Không chỉ có thế, theo các nhà khảo cổ học tìm hiểu, khi xưa chưa có sự xuất hiện của xi măng người dân Chăm Pa đã sử dụng loại keo làm từ cây dầu rái để tạo nên chất kết dính cho ngọn tháp Nhạn. Chất kết dính ấy được phết 1 cách tỉ mỉ đến mức bạn sẽ không thể tìm ra được keo đã được phết ở đâu trên toà tháp này.

Không những là cách phết chất kết dính, mà cách họ xếp từng viên gạch sao cho khin khít nhau, không tạo ra một khe hở cũng vô cùng đặc biệt. Bạn sẽ phải ngỡ ngàng với kĩ thuật xếp đá gạch nung vô cùng tài hoa của người dân Chăm Pa xưa.

Xem thêm: Mũi Điện Phú Yên - Nơi đón bình mình đầu tiên của Tổ quốc

3.3 Nơi giao lưu văn hoá Chăm Pa

Tháp Nhạn Phú Yên là nơi giao lưu văn hoá của không chỉ là người dân Chăm Pa mà mọi dân tộc đang sinh sống trên dải đất miền Trung. Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, cùng những thăng trầm và biến cố, người Chăm và người Kinh tại Phú Yên đã cùng nhau gắn kết gìn giữ nhiều giá trị văn hoá. Đến với tháp Nhạn, ngoài việc thưởng thức công trình kiến trúc tuyệt mỹ của người dân Chăm xây dựng bạn còn có cơ hội được tham gia các lễ hội được tổ chức tại tháp Nhạn. 

Chương trình nghệ thuật “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” được tổ chức vào thứ 7 hàng tuần lúc 19h30 tại tháp Nhạn Phú Yên. Đây là chương trình diễn ra nhằm giới thiệu vùng đất Phú Yên đến du khách gần xa thông qua những điệu múa, những điệu hò của làng chài “xứ Nẫu”. Đặc biệt hơn hết nơi đây còn là địa điểm tổ chức Hội thơ Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng thu hút đông đảo các nhà văn nhà thơ những người yêu thích văn học gần xa.

giao lưu văn hoá tháp Nhạn

Tháp Nhạn là nơi giao lưu văn hoá vô cùng đặc sắc tại Phú Yên.

Không những thế vào mùng 1 và 15 hằng tháng, đặc biệt là dịp Tết đến xuân về người dân trong vùng đều đến tháp Nhạn Phú Yên để cầu mong bình an cuộc sống ổn định. Đặc biệt nhất vào tháng 3 âm lịch hằng năm tại đây tổ chức Lễ hội vía Bà - Tạ ơn Mẹ Xứ sở - Vị thần đã chỉ dạy cho người dân chăm xưa nghề nông nghề dệt, bảo vệ cho người dân tránh khỏi hiểm hoạ thiên tai.

Đây được xem là lễ hội vô cùng lớn tại tháp Nhạn Phú Yên, thu hút nhiều du khách ghé đến tham gia. Không chỉ vậy, lễ hội này được tổ chức chung cho tất cả mọi người, không chỉ là người chăm mà cả người Kinh khắp khu vực miền Trung cũng hành hương dâng lễ. 

Xem thêm: Du lịch Phú Yên mùa nào đẹp nhất cho các tín đồ mê xê dịch

5. ĐẾN THÁP NHẠN ĂN GÌ?

Tại sao người ta thường bảo khi đến Phú Yên chắc chắn phải ghé đến tháp Nhạn Phú Yên. bởi vì bạn không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp bạn còn được trải nghiệm những lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc tại nơi đây. Đặc biệt nhất, khi ghé tháp Nhạn bạn sẽ được thưởng thức những món ăn vô cùng hấp dẫn.

ẩm thực tháp Nhạn

Bánh bèo ở tháp Nhạn vô cùng hấp dẫn.

Ngay dưới chân núi Nhạn, có rất nhiều hàng quán bán món ăn đặc sản vô cùng hấp dẫn với đủ dạng loại bánh: từ bánh bèo, bánh bột lọc, bánh hỏi,.. Mà đặc biệt nhất khi ghé đến đây bạn phải thử ngay bánh bèo dưới chân núi Nhạn. Bánh bèo mềm, thơm mùi gạo xứ đồng Tuy Hoà ăn kèm với chút chà bông và nước mắm đậm đà. Bánh bèo khi đổ vẫn giữ được độ mềm, ẩm mọng chứ không quá khô. Mỗi phần bánh trắng béo như thế chỉ có giá 10.000 - 15.000 cho một mâm đầy ắp. 

Không chỉ có các món ăn mặn, tại đây còn hấp dẫn thực khách với ti tỉ loại chè tràn ngập sắc màu. Nào là chè khoai, chè đậu, chè chuối, chè dừa,... mang đầy hương vị của người dân xứ biển. Đặc biệt hơn hết giá cả tại đây vô cùng phải chăng và các chủ quán cũng rất dễ thương, thân thiện.

Tháp Nhạn Phú Yên không chỉ sở hữu lối kiến trúc độc đáo, mà còn có những câu chuyện tương truyền bí ẩn và ly kỳ. Điều này càng khiến tháp Nhạn Phú Yên thêm nổi tiếng và thu hút sự tò mò của nhiều du khách gần xa. Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không mau sắp xếp cho mình một chuyến du lịch Phú Yên để tìm hiểu về địa danh này. Hãy liên hệ ngay với Zoom Travel hoặc qua số điện thoại 0903909074 để được tư vấn tận tình nhất nhé!

 
Zalo