CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.990.000đ 2.190.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
05-05-2018 Đã xem: 2600

DẦU ẤN MẠC GIA TRÊN ĐẤT HÀ TIÊN

Ở Trung Quốc, cuối triều Minh, tình hình hết sức rối ren, nạn tập trung ruộng đất trong tay tầng lớp quý tộc địa chủ đã đến mức khủng khiếp, nông dân không có ruộng cày, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi trong cả nước. Triều đình nhà Minh nhiều lần điều quân di dẹp nhưng không có kết quả. Năm 1644, Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh và tự xưng làm vua. Vua Minh là Sùng Trinh phải treo cổ tự tử ở Bắc Kinh.

Từ lâu, nhà Thanh (trước đó là nước Kim) đã nhiều lần đem quân đánh chiếm đất đai Trung Quốc. Năm 1644, sau 43 ngày làm vua, Lý Tự Thành bị liên quân Ngô Tam Quế và Thanh đánh bại, phải rút khỏi Bắc Kinh. Quân Thanh chiếm được Bắc Kinh, thiết lập nên vương triều Thanh rộng lớn bao gồm cả Trung Quốc.

Nhiều cựu thần nhà Minh nổi dậy khắp nơi, Không chống nổi nhà Thanh, một số cựu thần nhà Minh không chấp nhận “xuống tóc, cạo đầu” để hợp tác, nên đã rời quê hương đi đến nhiều nơi trên thế giới để “tìm đất sống”. Trong số đó, có Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch đem tùy tùng đến nước ta, Mạc Cửu đến vùng đông nam Chân Lạp để xin tá túc.

Mạc Cửu (còn gọi là Mạc Kính Cửu) sinh năm 1655, quê ở xã Lê Quách, huyện Khang Hải, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông. Ông là một nhà buôn rất năng động. Khi thấy nhà Minh không thể khôi phục được nữa, năm 1680, ông đem gia đình và những người thân tín lên thuyền rời Phúc Kiến. Có thể xem đây là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông, bởi từ đó cho đến cuối đời, Mạc Cửu không có dịp trở lại thăm quê. Cũng từ đây, ông đã đem hết tâm lực và trí tuệ làm nên đại nghiệp trên mảnh đất “quê người”.

Mạc Cửu

Sau những ngày lênh đênh trên biển, đoàn người do Mạc Cửu dẫn đầu đã đổ Bộ lên một vùng đất hoang trong khu vực vịnh Thái Lan. Khi biết được vùng đất này thuộc Chân Lạp, phái đoàn tìm đến Oudong để xin tị nạn. Bấy giờ nội Bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu và xin ở lại lập nghiệp nơi đây. Nặc Thu phong cho ông chức Ốc nha và cho phép ông chiêu mộ lưu dân khai khẩn vùng đất phía đông vịnh Thái Lan. Mạc Cửu đã dốc tài sản của mình để chiêu tập dân phiêu tán, khai hoang lập ấp. Dần dần ông xây dựng vùng này trở thành những thôn ấp đông đúc nằm sát biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở những dải đất cao theo Giang Thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác…

Trước sự đe dọa của Xiêm và sự yếu kém của Chân Lạp, Mạc Cửu phải tìm nơi nương tựa để bảo tồn cơ nghiệp. Nghe lời khuyên của mưu sĩ, năm 1708, ông liên lạc được với chúa Nguyễn Phúc Chu và đem đất Hà Tiên dâng lên.

Đến vùng đất mới ông khai hoang lập phá và biến nơi đây thành vùng đất trù phú, nơi giao thương tấp nập, và thu hút dân từ nhiều nơi tới sinh sống. Sau khi ông mất những người con của ông tiếp tục sự nghiệp  khai phá vùng đất và trung thành với triều Nguyễn.

Từ Mạc Cửu đến Mạc Công Du là bốn đời, con cháu Mạc gia liên tiếp thay nhau trấn thủ vùng đất Hà Tiên. Bằng tài năng và đức độ, con cháu Mạc gia đã tạo lập vùng đất Hà Tiên trở thành một nơi có sức hấp dẫn, thu hút cư dân tứ xứ đến làm ăn, buôn bán, kể cả thương khách nước ngoài. Họ Mạc không chỉ giúp chúa Nguyễn xác lập chủ quyền trên vùng đất “bảy xã thôn” rộng lớn mà còn ra sức đấu tranh, bảo vệ và gìn giữ vùng đất này trước sự xâm lấn của ngoại bang, đặc biệt là Xiêm La.

Lăng Mạc Cửu

Đến với Hà Tiên, đến với Lăng Mạc Cửu. Khu di tích gồm phần đền thờ dòng họ Mạc và phần lăng mộ. Đền thờ nằm ở chân núi Bình San, được nhà Nguyễn cho xây dựng để tưởng nhớ công ơn khai phá mảnh đất Hà Tiên của dòng họ Mạc. Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn. Ở hai bên cổng đền thờ là 2 câu đối bằng chữ Hán Nôm do nhà Nguyễn ban tặng:               

Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng

Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh

Tạm dịch:

Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ

Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu

Núi Bình San đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là thắng cảnh quốc gia vào 21/1/1989.

>> Tìm hiểu thêm: Tour Phú Quốc trọn gói giá khuyến mãi

Zalo