Chùa Giồng Thành An Giang: Nơi giao thoa kiến trúc Á - Âu độc đáo tại vùng sông nước Tây Nam Bộ
An Giang nổi tiếng với vùng đất mang tên "Thất Sơn" bởi độ linh thiêng từ các ngôi chùa tại vùng đất này. Những ngôi chùa tại An Giang không chỉ linh thiêng mà còn vô cùng độc đáo, một trong số đó chính là chùa Giồng Thành. Đây là địa điểm tâm linh thu hút nhiều du khách dừng chân ghé thăm và viếng bái. Vậy tại đây có gì đặc biệt, hãy cùng Zoom Travel khám phá vùng đất này nhé!
1. TỔNG QUAN VỀ CHÙA GIỒNG THÀNH
1.1 Chùa Giồng Thành ở đâu?
Chùa Giồng Thành tọa lạc tại Xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo và những câu chuyện lịch sử gắn liền với chùa Giồng Thành. Với kiểu kiến trúc được xây dựng theo phong cách Ấn Độ pha thêm một chút của châu Âu đã khiến cho chùa Giồng Thành khoác lên mình một chiếc áo vô cùng đặc biệt. Ngôi chùa là nơi tụ họp của nhiều Phật tử trên khắp đất nước, đặc biệt vào các ngày Rằm, lễ truyền thống, Tết,...
Ngôi chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Không chỉ vậy, nơi đây còn mang trong mình một câu chuyện lịch sử vô cùng hào hùng. Được xây dựng vào những năm của thế kỷ 19, chùa Giồng Thành đã trở thành một chứng nhân lịch sử vẫn trụ vững và ở ngay đó ngần ấy năm. Đặc biệt hơn hết, chùa Giồng Thành đã trở thành niềm tự hào của Phật tử và người dân An Giang khi được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 12 tháng 12 năm 1986.
Được biết cái tên Giồng Thành được sinh ra bởi những câu chuyện mà ngôi chùa đang cất giữ trong mình. Được xây dựng trên một nền đất của thành trì dang dở chính vì thế người dân nơi đây đã gọi ngôi chùa là chùa Giồng Thành.
Xem thêm: TOUR CHÂU ĐỐC - CHÙA BÀ CHÚA SỨ - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 1N1Đ
1.2 Đường đi đến chùa Giồng Thành
Chùa Giồng Thành An Giang cách trung tâm tỉnh An Giang khỏng chừng 75km về hướng Châu Đốc. Không chỉ vậy, nơi đây còn cách huyện Tân Châu 3km về hướng Phú Tân. Đường đi đến chùa Giồng Thành tương đối dễ dàng do hệ thống hạ tầng tại tỉnh An Giang đã được xây dựng, sửa chữa và phát triển, chính vì thế đường đi khá thuận tiện.
Cung đường di chuyển đến chùa Giồng Thành.
Nếu bạn xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể bắt xe khách để di chuyển đến An Giang, rồi đi taxi đến huyện Phú Tân. Từ trung tâm huyện Phú Tân bạn đi thẳng lên hướng Tây Nam trên con đường Kênh Sườn Phú Thạnh. Đến ngã ba, bạn rẽ phải di chuyển khoảng 3,5km. Đến ngã ba dọc bờ sông Cái Vừng bạn rẽ trái vào DT 954 (đường Phú Tân - Tân Châu). Di chuyển trên cung đường dọc bờ sông khoảng 14km. Bạn sẽ bắt gặp cổng chùa trong con hẻm nhỏ sâu khoảng 300m. Trên cung đường đến với chùa Giồng Thành bạn sẽ băng ngang nhiều địa danh du lịch tâm linh khác: chùa Quan Âm Cổ Tự, chùa Long Quang,...
Xem thêm: Thiền Tôn Phật Quang - không gian yên tĩnh giữa thung lũng xanh mát của núi Dinh
1.3 Quá trình xây dựng và hình thành
Khi thành triều của thời Vua Minh Mạng đang được tọa lạc trên vùng đất Châu Đốc, thì ngài nghĩ rằng đây là một vùng có địa thế chất hẹp và chưa thuận lợi trong việc bảo vệ bờ cỗi. Vào năm 1833, Vua Minh Mạng đã cho Tổng đốc An Hà còn gọi là Lê Bá Cương cùng với Tuần phủ An Giang chọn một địa điểm khác để xây dựng thành triều.
Họ đã tức tốc lên đường và tìm kiếm một vùng đất có thể đáp ứng đầy đủ điều kiện mà Vua Minh Mạng mong muốn. Vùng đất được chọn tọa lạc tại khu Long Sơn, đây là nơi ở về thượng du, có địa thế cao ráo là vùng trung gian vì thế thuận lợi cho việc tiếp ứng.
Ngôi chùa gắn với bao câu chuyện lịch sử.
Vào năm 1834 thành Châu Đốc bị triệt phá, Vua Minh Mạng đã có ý định di dời thành sang khu đất “ngọa hổ long tàn” này. Thế nhưng, ông lại tiếp tục xây dựng thành triều mới trên nền đất cũ mà cho đến hiện tại vẫn chưa ai biết lý do vì sao. Còn công trình tại Long Sơn thì bị bỏ dang dở và chưa xây dựng xong.
Thấy vậy vào năm 1875, Hòa thượng Trí Trang đã xây dựng một ngôi chùa nhỏ được làm bằng tre trên nền đất Long Sơn bị bỏ dang dở và được đặt tên là chùa Giồng Thành. Đến năm 1927, Hòa thượng Chánh Hường là người xã Long Sơn nhận thấy ngày càng đông đảo Phật tử đến ghé thăm và chiêm bái, tuy nhiên ngôi chùa lại quá đỗi cũ kỹ. Chính vì thế, HT Chánh Hường đã xin phép nhà cầm quyền Pháp cho đi quyên góp để xây cất lại chùa Giồng Thành.
Xem thêm: Tượng Mẹ Nam Hải Tiền Giang - Công trình tâm linh linh thiêng tại chùa Liên Hoa
Cái tên Giồng Thành gắn liền với câu chuyện xây dựng ngôi chùa.
Vào năm 1970, Hòa thượng Chơn Như lại cho trung tu và sửa chữa lại chùa Giồng Thành một lần nữa, đây là lần trùng tu lớn nhất của ngôi chùa. Chùa Giồng Thành được xây dựng lại theo kiểu Ấn Độ và những đường nét kiến trúc ấy vẫn còn được giữ cho đến thời điểm hiện tại.
Xem thêm: Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Bảo vật cổ tại Rạch Giá, Kiên Giang
2. ĐỊA CHỈ ĐỎ CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
Chùa Giồng Thành An Giang không chỉ gây ấn tượng với du khách và những người hành hương bằng kiến trúc độc đáo mà nó sở hữu, nơi đây còn được biết đến như một địa chỉ đỏ là căn cứ bí mật phục vụ cho quân ta vào những năm tháng lịch sử. Tại đây vào những năm đầu của thế kỷ XX, hội kín Thiên Địa hội hay còn được biết đến với cái tên tổ chức Kèo Vàng Kèo Xanh của Phan Xích Long tại địa bàn xã Long Sơn đã được thành lập.
Không chỉ nổi bật về kiến trúc, nơi đây còn được xem như là một địa chỉ đỏ.
Được biết đây là tổ chức được thành lập để thu hút những người yêu nước chống thực Pháp, mở đầu cho hàng loạt các phong trào yêu nước khác khắp cả nước. Sở dĩ, chùa Giồng Thành được chọn là căn cứ của hội bởi do Hòa thượng Chánh Hườn là hội viên của Hội Kèo Vàng. Dưới danh nghĩa tôn giáo, hoà thượng đã hội tụ được rất nhiều yêu nước hoạt động sôi nổi đặc biệt là giai đoạn năm 1923.
Không những vậy, chùa Giồng Thành còn là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc truyền bá những tư tưởng yêu nước chân chính đến cho người dân và đồng bào. Vào năm 1928-1929, nhà nho yêu nước- Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc đã từng ghé thăm và dừng chân tại đây để hành nghề bốc thuốc.
Xem thêm: Chùa Tuk Pray Sóc Trăng - Ngôi chùa đậm chất văn hóa Khmer
Tấm bia đá tại chùa Giồng Thành.
Tại chùa Giồng Thành, ông đã truyền bá chủ nghĩa yêu nước của mình trong quá trình nương nấu. Nhờ vậy, ông được bà con trong làng vô cùng quý mến và hết mực che chở. Tên ông vẫn còn được lưu giữ trên tấm bia đá dựng trước sân chùa là một vật chứng cho thấy rằng nơi đây đã trải qua biết bao nhiêu năm tháng thăng trầm lịch sử.
Ngoài ra, chùa Giồng Thành còn là địa điểm điểm hoạt động cao độ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và kháng Mỹ của dân tộc Việt. Chùa Giồng Thành được chọn là điểm giao liên của Khi 8, Trung ương cục miền Nam là cơ sở Tỉnh Uỷ Châu Đốc, huyện uỷ Tân Châu,... Hơn thế nữa, Chùa Giồng Thành cũng từng là địa điểm trú ngụ an toàn cho các đồng chí phục vụ công cuộc bảo vệ nước nhà mà chúng ta có thể kể đến: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt,...
Xem thêm: Chùa Vạn Phước - “Tiên cảnh” lớn nhất tại xứ dừa Bến Tre
3. KIẾN TRÚC Á - ÂU KẾT HỢP ĐỘC ĐÁO
Nhìn từ bên ngoài vào, bạn sẽ thấy chùa Giồng Thành mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ. Điểm nổi bật của ngôi chùa, thu hút nhiều du khách ghé thăm chính là phần mái tháp có hai tầng hình phễu. Không chỉ vậy, bên trên phần mái được trang trí nhiều họa tiết, hoa văn trang nhã.
Nhìn tổng quan một lượt bạn sẽ phải bất ngờ bởi vì chùa Giồng Thành là khối kiến trúc đạt sự giao thoa hài hoà giữa phong cách kiến trúc Á - Âu. Chùa Giồng Thành được xây dựng theo hình chữ “song hỷ” bao gồm 3 gian, tất cả đều được lợp bằng ngói móc. Không những vậy, phía trên cao của chánh điện, phần cột cờ còn được vẽ hình rồng.
Chánh điện với kiến trúc độc đáo của chùa Giồng Thành.
Trên các cột chánh điện được làm hoàn toàn bằng gỗ căm xe và cũng được chạm khắc hình rồng vông cùng tinh tế. Mặt gió của chùa Giồng Thành được thiết kế theo kiểu Ấn Độ, phía trước trên nóc chùa có ngọn tháp 2 tầng hình chiếc phễu úp ngược. Ở các mặt gió xung quanh chùa Giồng Thành được thiết kế thành những khung bo tròn tạo nên sự mềm mại và uyển chuyển cho ngôi chùa.
Xem thêm: Chùa Hưng Thiền Đồng Tháp - Khoảng trời thanh tịnh tại vùng hoa sen
Ngôi chùa được khoác trên mình chiếc áo màu hồng vô cùng trang nhã. Khác với kiến trúc của một số chùa tại Việt nam khi màu chủ đạo sẽ là màu vàng thì chùa Giồng Thành lại mang trên mình sắc hồng vô cùng trang nhã. Nhìn từ xa, ngôi chùa như một viên Ruby rực sáng giữa không gian bình dị miền Tây sông nước An Giang.
Phía bên trong chánh điện, có thờ rất nhiều pho tượng cổ như tượng Đức Phật A Di Đà, tượng Thập Điện Minh Viên. Không chỉ vậy, chùa Giồng Thành còn có hai ngôi tháp mộ lớn, đây chính là tháp của Hòa thượng Đạt Điền (đời 38) và Hòa thượng Chơn Như (đời 40).
Không thờ cúng Đức Phật, nơi đây còn thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phần khuôn viên chùa Giồng Thành vô cũng thoáng đãng và rộng rãi. Khuôn viên của ngôi chùa được lớp bóng cây xanh mát rười rượi, đã vậy ngôi chùa còn được xây dựng gần sát với bờ sông Cái Vùng chính vì thế, đứng từ đây bạn có thể tận hưởng từ đợt gió man mát thổi ngang qua từng tán cây. Từng ánh nắng lấp lánh chiếu vào khoảng sân chùa thoáng đãng sẽ khiến lòng bạn ấm áp thêm đôi phần. Nếu bạn đang muốn tìm một an yên và để vỗ về những tổn thương của bản thân thì hãy ghé thăm chùa Giồng Thành. Nơi đây sẽ giúp bạn trút bỏ những gánh nặng và khó khăn trong cuộc sống.
Xem thêm: Ni viện Thiện Hòa - Chùa bánh xèo độc nhất tại Vũng Tàu
4. LỄ HỘI TẠI CHÙA GIỒNG THÀNH
Bởi kiến trúc đặc sắc vô cùng của chùa Giồng Thành, thế nên nơi này thu hút rất nhiều du khách và quý Phật tử ghé thăm. Đặc biệt vào những ngày Rằm, ngày lễ truyền thống lớn của dân tộc, chùa Giồng Thành đều đón tiếp hàng nghìn lượt khách dừng chân và chiêm bái tại đây. Các ngày lễ lớn trong năm như Rằm tháng Giêng, tháng 7 và 10 (âm lịch), bạn có thể ghé thăm chùa Giồng Thành và cầu mong điều bình an đến cho gia đình, bạn bè cũng những người thân xung quanh.
Các ngày lễ lớn nhiều người nô nức ghé thăm chùa Giồng Thành.
Đặc biệt hơn nữa, khác với những ngôi chùa khác, chùa Giồng Thành còn là một địa chỉ đỏ, chính vì thế ngoài viếng thăm Đức Phật bạn có thể ghé thăm những đồng chí, anh hùng lịch sử, những chứng tích, câu chuyện lịch sử còn sót lại được trưng bày tại chùa Giồng Thành. Từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chùa Giồng Thành đã lấy ngày 19/5 để làm lễ hội với nhiều hoạt động truyền thống nhằm tưởng nhớ vị Chủ tịch vĩ đại Hồ Chí Minh. Nếu bạn mong muốn một lần trải nghiệm lễ hội tại đây thì nhớ ghé thăm chùa Giồng Thành nhé.
Chùa Giồng Thành dẫn trở thành địa điểm nổi tiếng bởi những điều thú vị mà nó mang đến. Nếu bạn dừng chân và ghe thăm nơi này, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ. nếu bạn có kế hoạch cho chuyến đi hành hương của mình hãy tham khảo ngay tại đây hoặc liên qua số điện thoại 0903.909.074 để Zoom Travel có thể tư vấn bạn tận tình nhất!