CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.990.000đ 2.190.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
03-02-2023 Đã xem: 5159

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Bảo vật cổ tại Rạch Giá, Kiên Giang

Kiên Giang, vùng đất phía Tây Nam Bộ nổi tiếng với những phong cảnh sông nước hữu tình. Thế nhưng tại Kiên Giang có một ngôi chùa cổ cực kỳ độc đáo chính là Chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Vậy nơi đây có gì lại đặc biệt như vậy, hãy cùng theo chân Zoom Travel để tìm hiểu về địa điểm này nhé!

1. ĐỊA CHỈ CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO 

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo tọa lạc tại số 3 đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nơi đây được nhiều du khách và các tín đồ du lịch chú ý đến bởi khoác trên mình một kiến trúc cực kỳ cổ kính nhưng không kém phần độc đáo. 

chùa sắc tứ tam bảo

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời.

Chùa Sắc Tứ Tam Bảo có một bề dày lịch sử cực kì ấn tượng. Nơi đây thường xuyên là đơn vị dẫn đầu về Phật giáo tại Kiên Giang. Chính vì thế, vào năm 1982 Chùa Tam Bảo đã được bổ nhiệm trở thành Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Kiên Giang. Không chỉ có vậy nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ vô cùng quý báu. Chùa Tam Bảo có một vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển Phật giáo tại Kiên Giang. Nơi đây từng được bổ nhiệm tại nhiều vị trí, có thể kể đến như là: trụ sở Phật học Kiêm Tế, hội Phật học Nam Việt tỉnh Kiên Giang. Với bề dày lịch sử của mình, chùa Tam Bảo đã để lại những dấu ấn đậm sâu trong lòng những Phật tử khắp cả nước.

Chính vì thế vào ngày 23/3/1988 chùa Tứ Sắc Tam Bảo đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Mỗi khi nhắc đến biểu tượng Phật giáo tại tỉnh kiên Giang mọi người sẽ nhớ ngay đến chùa Tứ Sắc Tam bảo. Nơi đây cũng đã trải qua 3 đời trụ trì bao gồm: Sư Trí Thiền, Sư Thiện Chiếu và Sư Thiện Ân. Nếu như có cơ hội ghé thăm Kiên Giang, tại sao bạn lại không thử dừng chân tại ngôi chùa cổ này đúng không? 

Xem thêm: TOUR HÀNH HƯƠNG THẬP TỰ VŨNG TÀU 1 NGÀY

2. ĐƯỜNG ĐẾN CHÙA TAM BẢO

Chùa Tam Bảo tọa lạc gần với trung tâm thành phố rạch Giá, chính vì thế nếu bạn có chuyến du lịch tại Rạch Giá - Kiên Giang thì rất thuận tiện để ghé thăm địa điểm này. Từ Bưu điện tỉnh Kiên Giang chỉ mất tầm 10 phút để đi đến chùa Tứ Sắc Tam Bảo này. 

đường di chuyển đến chùa sắc tứ tam bảo

Cung đường di chuyển đến chùa Tam Bảo.

Nếu bạn đi từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển theo cung đường đến thành phố Rạch Giá, sau đó đi đến bưu điện tỉnh Kiên Giang. Tại bưu điện tỉnh Kiên Giang bạn đi vào con đường Trần Quốc Tuấn, tại ngã tư giao với đường Nguyễn Trung Trực, bạn rẽ phải. Di chuyển trên con đường này khoảng 2km bạn sẽ gặp ngã ba giao với đường Sư Thiện Ân. Bạn rẽ phải và tiếp trục di chuyển thêm một đoạn ngắn sẽ bắt gặp được cổng chùa Tứ Sắc Tam Bảo vô cùng uy nghiêm và một không gian cực kỳ thanh tịnh.

Xem thêm: TOUR TÂY NINH – SUNWORLD BÀ ĐEN – VƯỜN NHO 1 NGÀY CHỈ VỚI 590.000

3. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ HÌNH THÀNH 

Được biết đến như là một ngôi chùa cổ tại Kiên Giang chính vì thế chùa Tam Bảo mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử. là một trong những cột mốc quan trọng của Phật giáo Kiên Giang, chùa Tam Bảo gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Kiên Giang. Ngôi chùa được bắt đầu thành lập từ thế kỷ XVII. Nơi đây bạn đầu do một Phật tử đứng ra xây dựng chính là bà Dương Thị Oán.

Tuy nhiên, bà chỉ lập nên một ngôi chùa lá vô cùng đơn sơ và đặt tên là Tam Bảo. Được xây dựng từ rất lâu và chứng kiến bao thăng trầm lịch sử. Chùa Tam Bảo từng là nơi lánh nạn của Vua Nguyễn Ánh trong thời kỳ chiến tranh với nhà Tây Sơn. Chính vì thế, khi ông lên ngôi vua đã ban danh tứ sắc cho nhà chùa để tỏ lòng biết ơn của mình. Từ lúc đó, ngôi chùa cũng có tên là Tứ Sắc Tam Bảo

phong cảnh tại chùa sắc tứ tam bảo

Nơi đây gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử.

Vào năm 1913, Hương sắc trong làng đã quyết định thỉnh Hòa thượng Trí Thiền (Nguyễn Văn Đồng) về chùa Tam Bảo để trở thành trụ trì. Từ năm 1915 - 1917, ngôi chùa dưới sự quản lý của ông đã được trùng tu và xây dựng lại. Bắt đầu từ thời điểm này ngôi chùa đã hình thành nên những đường lối kiến trúc cơ bản và được giữ nguyên đến thời điểm hiện tại.

Hòa thượng Trí Thiền quản lý và chăm sóc ngôi chùa 30, và khoảng thời gian đó cũng chính là lúc mà chùa Tam bảo trải qua nhiều thăng trầm nhất trong quá trình phát triển. Vì vậy, người dân địa phương xung quanh cũng bắt đầu gọi chùa Tam Bảo với cái tên thân thương khác chính là chùa ông Đồng. Vào năm 1936, Hòa thượng Trí Thiện cùng các nhà sư cũng cho thành lập hội Phật Học Kiêm Tế và tạp chỉ Tiến Hóa cũng là cơ quan ngôn luận của Hội. Chùa Tam Bảo trở thành tòa soạn của tạp chỉ và hội cũng đã có nhiều hoạt động giúp ích xã hội: mở phòng thuốc miễn phí, thành lập cô nhi viện, cứu trợ đồng bào.

Xem thêm: Ni viện Thiện Hòa - Chùa bánh xèo độc nhất tại Vũng Tàu

Không chỉ có vai trò to lớn trong chiến tranh thời phong kiến mà mãi tận sau này, chùa Tam Bảo cũng là một trong những căn cứ quan trong cuộc chiến chống Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1939 đến năm 1941, nơi đây đã trở thành một trong những vị trí chủ lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập.

cảnh sắc tại chùa sắc tứ tam bảo

Chùa Tam Bảo đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử.

Chùa Tam Bảo đã trở thành trạm liên lạc của Xứ Uỷ Nam Kỳ và nơi đây cũng được chọn là địa điểm họp bí mật do chính là Đảng bổ nhiệm. Không những vậy, chùa Tam Bảo cũng là địa điểm dùng để chế tạo và cất giữ vũ khí bí mật. Nơi đây bất đắc dĩ cũng trở thành xưởng in ấn truyền đơn bí mật cho Nam Kỳ khởi nghĩa. Sau này, do có người chỉ điểm thế nên các hoạt động tại chùa bị bại lộ. Hòa thượng Trí Thiền, sư Thiện Ân cùng các cán bộ và sư trong chùa cũng bị bắt giữ. Chùa Tam Bảo bị đóng cửa mãi cho đến khi chiến thắng của Cách mạng tháng Tám vào 1945, chùa Tam Bảo được hoạt động trở lại. 

Tuy trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, thế nhưng chùa Sắc Tứ Tam Bảo vẫn có thể trụ vững và càng ngày càng phát triển. Vào năm 1956, chùa Tam Bảo cũng được trở thành nơi mở lớp học Phật học Phổ thông và được bổ nhiệm trở thành trụ sở của Hội Phật Việt Nam tỉnh Kiên Giang. Từ đây, chùa Tứ Sắc Tam Bảo cũng trở thành nơi kết nối các tu viện các ngôi chùa trong địa bàn tỉnh, từ đó hoạt động Phật giáo tại tỉnh Kiên Giang cũng trở nên sôi nổi hơn. Có thể nói ngôi chùa trở thành cái nôi Phật giáo tại Kiên Giang và là cây cầu kết nối cho những ai mong muốn được học tập Phật giáo.

Xem thêm: Chùa Vạn Phước - “Tiên cảnh” lớn nhất tại xứ dừa Bến Tre

4. CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC

4.1 Khuôn viên tươi mát, yên bình và thanh tịnh

Từ lúc bước vào cổng chùa bạn sẽ bắt gặp ngay một kiến trúc cực kỳ quen thuộc và cổ điển chính là công trình cổng tam quan của chùa Tam Bảo. Khác với những ngôi chùa khác, cổng tam quan thường sẽ được đi với kiến trúc lưỡng long tranh châu hay lưỡng long chầu nguyệt. Phía trên cổng tam quan tại chùa Tam Bảo được khắc các đài hoa sen là quốc hoa Việt nam cũng như là loài hoa tượng trưng cho Đức Phật. Không chỉ vậy, các nét chữ được chạm khắc kết hợp với mái gạch đỏ càng tô điểm thêm nét cổ kính cho nơi đây. 

Tiến vào trong khuôn viên chùa Tam Bảo chính là một không gian cực kỳ thanh tịnh, với bóng cây xanh rợp trời, tiếng chim hót líu lo cùng tiếng gió rít khe khẽ làm đung đưa các tán cây xanh. Hít một ngụm không khí thật lớn tại đây, bạn sẽ được tái sinh một lần nữa, bạn sẽ trút bỏ tất cả gánh nặng muộn phiền tại nơi phố thị xa hoa.

khuôn viên chùa sắc tứ tam bảo

Khuôn viên chùa Sắc Tứ Tam Bảo.

Tuy nằm gần trung tâm thành phố Rạch Giá, thế nhưng chùa Tam Bảo lại mang đến cho du khách một không gian cực kỳ tĩnh lặng và yên bình. Nơi đây cũng là nơi lý tưởng để bạn thiền tịnh, nơi bạn có thể đứng lại và nhìn nhận những gì mình đã làm trong thời gian qua, là trạm dừng chân sạc điện để bạn có thể nghỉ ngơi trong khoảng thời gian chạy đua với vật chất với cuộc sống ngoài kia. 

Xem thêm: Chùa Hưng Thiền Đồng Tháp - Khoảng trời thanh tịnh tại vùng hoa sen

Trong sân có trồng các cây cổ thụ cao lớn, bốn mùa xanh tươi. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể bắt gặp tượng Phật A Di Đà trên đầu là 7 con rồng đang bảo vệ ngài được chạm khắc vô cùng tinh tế. Bức tượng được đặt ngay dưới cây bồ đề, là vị trí mà Đức Phật thường ngồi để tu tập. Ngoài ra, phía bên phải bức tượng còn có một bảo tháp gồm 3 tầng với tầng trên cùng để thờ Phật, tầng giữa thờ kinh và tầng dưới để tro cốt các vị trụ trì chùa Tam Bảo.

hồ sen tại chùa sắc tứ tam bảo

Hồ sen trắng tại chùa Sắc Tứ Tam Bảo.

Công trình cuối cùng trong khuôn viên chùa có thể kể đến là hồ sen chỉ có sen trắng. Phía bên trong hồ có một toà tháp thờ Quan Thế Nam Hải cao khoảng 2m, và để đi được vào đây bạn sẽ đi qua cây cầu dược bắc ngang qua hồ. Hai bên cầu được trang trí hình bánh xe tượng trưng cho vòng luân hồi vô thường của tạo hoá. Xung quanh hồ sen không chỉ có những toà sen trắng mà còn có những loại cây kiểng quý hiếm khác. Đứng tại hồ sen, bán sẽ nghe thoang thoảng mùi các loài hoa loài cây hòa quyện lại với nhau vô cùng tươi mát.

Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp độc đáo của chùa Linh Ẩn - Ngôi chùa “hai mặt” tại An Giang

4.2 Chánh điện uy nghiêm, thiền tịnh và nhà hậu tổ ấn tượng

Tòa chánh điện tại chùa Tam Bảo vô cùng uy nghiệm được xây dựng vô cùng tráng lệ và nguy nga. Nơi đây vẫn giữ nguyên những đường nét kiến trúc cổ kính và độc đáo của lối kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Tòa chánh điện được xây dựng trên nền đất cao 70cm, có một tòa tháp ở phía chính giữa đây chính là lối kiến trúc kiểu thượng lầu hạ hiên. Điện thờ được bày trí ngay ngắn và tôn tiếp.

chánh điện chùa sắc tứ tam bảo

Chánh điện uy nghiêm tráng lệ.

Được đặt cao nhất có tượng Đức phật A Di Đà cao 1,03m được làm hoàn toàn bằng đá xanh. Ngay phía bên dưới chính là các bức tượng của các vị Phật khác như Phật Thích Ca, Đản Sanh cùng với các bức tượng gỗ quý khác. Xung quanh chánh điện là những hình ảnh được chạm khắc hình rồng phượng, hoa lá, chim muông mang tính nghệ thuật rất tinh xảo và tỉ mỉ. 

Chùa Tam Bảo không chỉ có chánh điện mà phía sau còn có nhà Hậu Tổ. Nhà Hậu Tổ được lớp mái ngói óng và phân thành ba gian. nơi đây thờ các vị tổ phái thiền dòng Lâm Tế cùng với đó là các vị trụ trì qua các thời kỳ. Điều đặc biệt nhất điểm tô sự độc đáo tại nhà Hậu Tổ chính là hai cánh cửa dài khoảng 10cm được làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Phía trên cánh cửa được chạm khắc vô cùng tinh xảo hình tượng thần Cang gác cửa.

Có thể nói, chùa Tứ Sắc Tam Bảo đã trở thành một người gác cổng thời gian khi chứng kiến và trải qua biết bao thời kỳ lịch sử tại vùng đất Kiên Giang. Nơi đây không chỉ có kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh mà còn chất chứa trong mình nhiều câu chuyện bí ẩn. Còn chần chờ gì mà không nhanh ghé thăm địa điểm thú vị này, nếu bạn không biết phải đi như thế nào thì có thể tham khảo ngay tour hành hương của Zoom Travel hoặc liên hệ qua số điện thoại 0903.909.074 để được tư vấn tận tình!

Zalo