CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
3.690.000đ 3.990.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm/Ghế ngã
Khách sạn
Ngày đi:
04-08-2021 Đã xem: 2239

Các địa điểm tâm linh ở Côn Đảo mà bạn không thể bỏ lỡ

Nói đến nhà tù lớn nhất Đông Dương trước 1975. Chắc chắn mọi người đều có thể nghĩ ngay đến cái tên Côn Đảo. Tuy nhiên, cho đến ngày nay. Côn Đảo được biết đến là một địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Đến đây, chúng ta có thể tắm biển, tham quan các vịnh, trải nghiệm ẩm thực và rất nhiều điều thú vị. Nhưng bạn có biết đây cũng là nơi khá nhiều địa điểm tâm linh không? Đừng bỏ lỡ bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến bạn các địa điểm tâm linh ở Côn Đảo.

Đôi nét về Côn Đảo

Với tổng diện tích hơn 14000km2 trong đó có 75km2 đất nổi, chia làm 16 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó đảo lớn nhất là Côn Sơn chiếm 51.52km2. Côn Đảo nổi tiếng với những bãi biển đẹp bậc nhất cả nước. Đây là một quần đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm ở vùng Nam Bộ Việt Nam. Tuy nhiên nó cách Vũng Tàu khoảng 97 hải lý. Tại đây, nhà tù lớn nhất Đông Dương đã được xây dựng vào năm 1862. Và có hơn 100 năm là nơi giam giữ tù nhân ở đây. 

Côn Đảo hòn đảo Linh Thiêng

Côn Đảo mang kiểu khí hậu xích đạo - hải dương nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình khoảng 26.9 độ C. Cả năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Dù thời tiết khí hậu có ra sao thì chắc chắn du lịch Côn Đảo cũng sẽ là việc bạn nên làm một lần trong đời. Đây là vùng đất mà rất nhiều người đã hy sinh, bỏ mạng tại hòn đảo này. Chính điều đó đã làm nên các địa điểm tâm linh ở Côn Đảo. Thu hút lượng lớn khách du lịch đến với quần đảo này.

Xem thêm: Top những bãi biển đẹp nhất Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo

Nếu bạn và gia đình có tour Côn Đảo, chắc chắn đây sẽ là điểm đến đầu tiên mà bạn nên có trong cuộc hành trình. Nhà tù Côn Đảo cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 1km. Bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe máy, xe đạp hoặc ô tô. Chỉ mất khoảng từ 4 - 10 phút nếu di chuyển từ khách sạn Côn Đảo qua đường Nguyễn Huệ. Nhà tù Côn Đảo được xây dựng vào năm 1862 gồm 2 khu và 4 trại. Trại Phú Hải, trại Phú Sơn, trại Phú Thọ, trại Phú Tường là 4 trại, được xây dựng lần lượt. Thời gian xây dựng là khác nhau. Chính vì vậy mỗi thiết kế giữa các khu cũng không giống nhau. 

Trại Phú Hải: được nhắc đến với cái tên “địa ngục trần gian”. Được xây dựng từ năm 1862, là khu trại lâu đời nhất trong quần thể trại giam Côn Đảo. Trước khi có tên là trại Phú Hải, nó có tên đầu tiên là Bange 1, Trải qua một vài cái tên nữa, nó mới có tên là trại Phú Hải..

Trại Phú Sơn: được xây cách trại Phú Hải không lâu. Chính vì vậy, lối thiết kế của trại Phú Sơn khá giống với trại Phú Hải. Nằm cạnh đường Tôn Đức Thắng và đường Nguyễn An Ninh. Diện tích vào khoảng 13.228 m2 được chia ra làm 13 phòng giam và 14 xà lim. 

Trại Phú Thọ: được xây dựng vào năm 1928. Thực dân Pháp đã xây dựng trại Phú Thọ cách trại Phú Hải và Phú Sơn khoảng 1 km. Với diện tích khoảng 12.700 m2. Đến trại Phú Thọ đã có thiết kế khác biệt hơn so với Phú Hải và Phú Sơn. Trại gồm 1 khu nhà bếp, 1 khu bệnh xá và 3 dãy trại giam. 

Xem thêm: Trải nghiệm xem rùa đẻ trứng tại Hòn Bảy Cạnh

Trại Phú Tường: được thực dân Pháp và chính quyền Sài Gòn bí mật xây dựng vào năm 1940. Với diện tích khoảng 5.474 m2. Bao gồm 2 mật khu. 

Khu chuồng cọp và khu chuồng bò là 2 khu được xây dựng sau cùng. Trong đó, khi các bạn du lịch Côn Đảo và đặt chân đến khu chuồng cọp, bạn sẽ phải ngỡ ngàng vì sự man rợ của chế độ thực dân.

Hệ thống các nhà tù Côn Đảo

Để biết thêm về kiến trúc của từng trại và từng khu, bạn hãy đến trực tiếp để tham quan. Không chỉ tàn ác về những hình thức tra tấn bằng dụng cụ. Chúng còn tận dụng cái nắng nóng khắc nghiệt tại nơi này để tra tấn những tù binh. Vì đây là địa điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Chính vì vậy một lưu ý nhỏ cho khách tham quan khi đến đây mà ai cũng biết. Đó là bạn nên chọn những trang phục không hở hang, đi lại nhẹ nhàng, nói cười điềm tĩnh. Nếu có cơ hội đến đây, bạn hãy một lần đến với nhà tù Côn Đảo để hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Cũng là trau dồi thêm những kiến thức lịch sử cho chính bản thân mình. 

Xem thêm: Cù Lai Mái Nhà - Nàng Tiên Xứ Nẫu

Nghĩa trang Hàng Dương - địa điểm du lịch tâm linh Côn Đảo

Nhắc đến các địa điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo, không thể không nhắc đến nghĩa trang lớn nhất tại đây - nghĩa trang Hàng Dương. Với diện tích 190.000m2, được chia làm 3 khu A, B, C. Đây là nơi đặt thi hài hàng vạn các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Theo như số liệu thu thập được, có khoảng 20.000 tù nhân - người yêu nước Việt Nam bị tù đày trong những năm 1862 - 1975 được chôn cất ở đây. 

Nghĩa trang Hàng Dương được tôn tạo lại vào ngày 19/12/1992. Sau khi tôn tạo lại, nghĩa trang có thêm khu D: gốm 157 ngôi mộ, được quy tập từ Hòn Cau và Hàng Keo về. Khu A là các phần mộ của các anh hùng, tù nhân từ trước năm 1945. Trong đó có liệt sĩ Lê Hồng Phong và ông Nguyễn An Ninh. Khu B là các phần mộ từ 1945 - 1960. 

Nghĩa trang Hàng Dương - Mộ chị Võ Thị Sáu

Xem thêm: Những món đặc sản Côn Đảo nên thử

Trong đó không thể không nhắc đến nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Khu C là các phần mộ từ 1960 - 1975. Đây là nơi đặt phần mộ của người anh hùng cách mạng Lê Văn Việt. Trải qua rất nhiều năm từ ngày đất nước giành được độc lập cho đến nay. Rất nhiều ngôi mộ đã có thể tìm thấy được thông tin. Nhưng vẫn còn rất nhiều phần mộ chưa tìm được danh tính hoặc không được tìm trọn vẹn tất cả bộ phận cơ thể. Nếu có dịp du lịch Côn Đảo, bạn hãy một lần đặt chân đến đây. Tham quan và thể hiện tấm lòng tưởng nhớ đến các anh hùng Cách mạng. Những người đã hi sinh thân mình để giữ gìn nền độc lập cho chúng ta ngày hôm nay. 

Viếng mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu - địa điểm du lịch tâm linh Côn Đảo

Nhắc đến người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, chắc chắn không một ai là không biết đến. Phần mộ của chị Võ Thị Sáu như giới thiệu bên trên, nó nằm trong khu C nghĩa trang Hàng Dương. Là ngôi mộ lớn nhất ở đây, thu hút lượng lớn người đến viếng. 

Để đến được vị trí mộ của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu theo hướng bên trái của cổng chính dẫn vào, chúng ta phải đi qua hàng chục ngôi mộ liệt sĩ khác. Một điều đặc biệt ở đây là mộ của chị Võ Thị Sáu đón một lượng khách rất lớn vào ban đêm chứ không phải ban ngày. Đa số những vị khách chỉ đến để tham quan, ngắm cảnh sẽ đi vào ban ngày. Họ có thể nhìn rõ cảnh vật và cũng ít khói nhang hơn. Đây là một ngôi mộ linh thiêng nhất tại nghĩa trang Hàng Dương. 

Khách du lịch đến đây thường truyền tai nhau những câu chuyện linh thiêng của Võ Thị Sáu. Bởi linh thiêng, luôn che chở cho những người thiện lành. Kể cả những các cán bộ cấp cao hàng năm, thậm chí là hàng tháng cũng đều đặn đến viếng cô Sáu. Xin cô soi đường chỉ lối để bước đi trong cuộc sống, đạt được những thành tựu như ý. Chắc chắn nếu đến với Côn Đảo, khách du lịch đều sẽ đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu -  hình ảnh luôn gắn liền với mảnh đất lịch sử Côn Đảo này. 

Xem thêm: Du lịch Côn Đảo có gì đặc biệt

Chùa Núi Một - địa điểm tâm linh Côn Đảo

Chùa Núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự. Một địa điểm du lịch mà trước đây được Mỹ ngụy xây dựng vào những năm 1964. Mang tên Núi Một vì chùa nằm trên Núi Một, huyện Côn Đảo. Mục đích chính là phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình, quan chức trên đảo. Cùng với sự che mắt dư luận quốc tế về việc cai trị tù nhân trên đảo của quân Mỹ ngụy. Chúng đã quyết định xây dựng nên ngôi chùa này. 

Nguồn lao động xây dựng nên ngôi chùa này chính là những tù nhân có án chung thân bị giam tại trại Phú Hải ( nhà tù Côn Đảo). Bất kể sự phản kháng nào của tù nhân vì sự vất vả khi xây chùa của tù nhân đều không được đáp ứng. Ngược lại, chế độ thực dân còn đàn áp, bóc lột mãnh liệt hơn.Tổng diện tích vào khoảng 19.434m2. Được trùng tu vào năm 2011, cơ sở hạ tầng của chùa đã đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của khách du lịch cả trong và ngoài nước. 

Chùa Núi Một điểm check in không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo

Đến hiện nay, chùa không chỉ là di tích lịch sử gắn liền với huyện Côn Đảo mà còn là danh thắng để khách du lịch đến đây tham quan, cầu nguyện. Cũng giống với các địa điểm du lịch tâm linh ở Côn Đảo khác, chùa Núi Một cũng là một nơi rất linh thiêng. Các du khách đến đây luôn thành tâm mong được ban phước lành, sức khỏe, tài lộc. Đồng thời, nơi đây cũng mang một ý nghĩa giáo dục đạo đức đến với mọi người.

Xem thêm: Tour Côn Đảo chỉ từ 1.290.000

An Sơn Miếu

An Sơn Miếu hay còn gọi là Miếu bà Phi Yến và Hoàng tử Cải là địa điểm du lịch tâm linh Côn Đảo mà bạn nên một lần đặt chân đến. Nằm ở phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. An Sơn Miếu là địa điểm mà khá thuận tiện cho khách du lịch trong việc đi lại. Phi Yến là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, giàu lòng yêu nước. Nhưng cuộc đời bà lại gắn liền với một câu chuyện rất bi thương. Bà là người phụ nữ trung trinh tiết liệu. Bà Phi Yến và Hoàng tử Cải gắn liền với một câu chuyện lịch sử khiến người nghe phải xuýt xoa, thương cảm. 

Để biết được câu chuyện đó như thế nào, khách quan có thể một lần đến đây, dâng hương và nghe các hướng dẫn viên kể về câu chuyện này. Người dân ở đây thường chọn ngày 18/10 âm lịch hàng năm để dâng hương, tưởng nhớ bà. Dân gian truyền tai nhau về việc Đức bà Phi Yến và con trai bà thường hiển thánh, về giúp dân. Báo cho dân  họ biết trước được về sự lành, dữ sắp xảy đến trong tương lai. Du khách đến đây phần lớn là cầu an, mong bà Phi Yến ban phước. Vì sự linh thiêng của mình. Ngay từ những ngày đầu xây dựng, cho đến khi qua thời gian trùng tu, miếu bà Phi Yến luôn đông đúc người đến dâng hương cầu tài cầu lộc. 

Trên đây là các địa điểm du lịch tâm linh tại Côn Đảo. Nếu bạn và gia đình có tour Côn Đảo, hãy một lần đặt chân đến những địa điểm mà chúng tôi giới thiệu ở trên. Vừa tham quan danh thắng của nước mình, vừa tìm hiểu những câu chuyện lịch sử gắn liền với những nhân vật nổi tiếng. Sẽ là những trải nghiệm khiến bạn không thể nào quên. 

Zalo