BẢO TÀNG ĐẮK LẮK – NƠI LƯU GIỮ HỒN THIÊNG TÂY NGUYÊN QUA NĂM THÁNG
Đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, du khách không thể bỏ qua Bảo tàng Đắk Lắk - nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo của các dân tộc anh em. Nơi đây như một cuốn phim sống động, tái hiện bức tranh đại ngàn với những nét đẹp truyền thống, những câu chuyện lịch sử hào hùng và cả những hiện vật quý giá trường tồn cùng thời gian. Bảo tàng Đắk Lắk thực sự là điểm đến không thể bỏ lỡ cho những ai muốn tìm hiểu sâu sắc về mảnh đất và con người cao nguyên. Hãy cùng Zoom Travel khám phá hành trình đầy thú vị này, để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của Tây Nguyên nhé!
1. Lịch sử hình thành Bảo tàng Đắk Lắk
Bảo tàng Đắk Lắk không chỉ là trung tâm văn hóa xã hội tại Buôn Mê Thuột mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế cũng như trưng bày và trình diễn những giá trị lịch sử - văn hóa dân tộc đến nhân dân trong nước và công chúng ngoài nước.
Ngày 02/09/1977, Nhà Truyền thống tỉnh Đắk Lắk được thành lập và có trụ sở chính tại số 01 đường Lê Duẩn với khoảng 500 hiện vật. Đến 1990, Nhà truyền thống tỉnh Đắk Lắk được đổi tên thành Bảo tàng tổng hợp Đắk Lắk – gọi tắt là Bảo tàng Đắk Lắk. 5 năm sau đó, Bảo tàng Đắk Lắk được công nhận là bảo tàng hạng II.
Quá trình phát triển và thành tựu đạt được của Bảo tàng Đắk Lắk
Tháng 10/2004: Bảo tàng Đắk Lắk được đầu tư xây dựng bởi sự hợp tác của các chuyên gia về bảo tàng của Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trong dự án FPS.
27/02/2008: Bảo tàng được khởi công xây dựng do UBND tỉnh Đắk Lắk làm chủ, công ty Kiến trúc HAAI thiết kế và đơn vị thi công do Công ty TNHH Xây dựng Phú Xuân đảm nhận.
Ngày 21/11/2011: Lễ Khánh thành Bảo tàng Đắk Lắk đánh dấu một bước phát triển trong quá trình xây dựng và phát triển của Đắk Lắk nói riêng và ngành Bảo tàng học của khu vực Tây Nguyên nói chung nhân dịp 105 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk.
Năm 2012: Bảo tàng Đắk Lắk vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng III nhân dịp 36 năm thành lập.
Tháng 01/2014: bảo tàng gia nhập tổ chức ICOM
Ngày 19/08/2015: Bảo tàng được xếp loại I bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khẳng định vị thế mới và không ngừng vươn cao trong tương lai.
2. Địa chỉ Bảo tàng Đắk Lắk
Bảo tàng Đắk Lắk là bảo tàng các dân tộc đầu tiên của Việt Nam sử dụng 4 ngôn ngữ trong việc trưng bày bao gồm tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Êđê và tiếng Pháp. Nơi đây tọa lạc tại địa chỉ số 12, đường Lê Duẩn, phườn Tân Tiến, Thành phố Buôn Ma Thuột.
3. Giá vé Bảo tàng Đắk Lắk mới nhất
Giờ mở cửa: 8h – 21h từ thứ ba đến chủ nhật
Giá vé tham quan: 20.000VNĐ/trẻ em và 30.000VNĐ/người lớn
Giá vé gửi xe: 5.000VNĐ/xe
XEM THÊM: TOUR TÀ ĐÙNG - BUÔN MÊ THUỘT - 3N3Đ
4. Khám phá Bảo tàng Đắk Lắk – Bức tranh thu nhỏ của Đại ngàn Tây Nguyên
4.1 Tổng quan những nét đặc trưng của Bảo tàng Đắk Lắk
Bảo tàng Đắk Lắk có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 130 mét và 65 mét, được xây dựng trên khu đất rộng lên đến 9.200 m2 với lối kiến trúc dựa trên căn nhà dài truyền thống của đồng bào Ê Đê. Kết hợp dựa trên các loại vật liệu như bê tông, hợp kim, kính, … với 3 tone màu trắng, đen và nâu của gỗ tương phản, tạo ra cảm giác đơn sơ mà mộc mạc nhưng vô cùng cuốn hút vì nét cổ điển xen lẫn với sự sang trọng và hiện đại.
Bảo tàng Đắk Lắk
Nằm ngay trong tòa nhà Biệt điện của vua Bảo Đại, bao bọc xung quanh bởi các cây cổ thụ của vùng núi rừng Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất khi đến đây là hai cây long não nằm ở ven 2 bên đường dẫn vào bảo tàng – đây là hai cây long não lớn nhất tại Việt Nam.
Bảo tàng Đắk Lắk được thiết kế và xây dựng gồm 2 tầng mang phong cách hiện đại của phương Tây kết hợp văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Tây Nguyên. Ở tầng 1, bảo tàng trưng bày những hình ảnh, hiện vật giới thiệu đặc điểm tự nhiên của Đắk Lắk cũng như nền văn hóa của hai dân tộc thiểu số: Ê đê và M’Nông. Trong khi đó, tầng 2 là nơi tái hiện về công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Đắk Lắk.
4.2 Khám phá chi tiết những không gian trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk
Nếu bạn có cơ hội đến với Bảo tàng Đắk Lắk, chắc chắn bạn sẽ bị bất ngờ và sững người trước sự đồ sộ, đa dạng mà nơi đây đã phục dựng và gìn giữ. Ước tính từ năm 1977 đến bây giờ, số lượng vật phẩm đã lên đến 13.000 món, trong đó có hơn 2.000 hiện vật thuộc văn hóa dân tộc; 4.000 vật phẩm là phim, ảnh tài liệu và trên 6.000 hiện vật thuộc lĩnh vực khảo cổ và lịch sử. Chúng được trưng bày và vệ sinh thường xuyên tại 3 khu vực chính gồm: Khu Dạng sinh học; Khu Lịch sử và Khu Văn hóa dân tộc.
Khu Đa dạng sinh học
Là khu vực lưu trữ những điều đặc biệt nhất của Đại ngàn Tây Nguyên, khu Đa dạng sinh học có tổng diện tích 350m2 và trưng bày hơn 200 hình ảnh cũng như hiện vật. Một số hiện vật tiêu biểu mà ta có thể đến như: gỗ rừng các loại (gỗ sưa, thuỷ tùng, căm xe, cẩm lai, thông lá dẹt, thông năm lá…), thuốc dân gian, cây công nghiệp, động vật quý hiếm trong sách đỏ và thổ nhưỡng.
Hệ động vật nằm trong sách đỏ tại Bảo tàng Đắk Lắk
Khu Văn hóa dân tộc
Khu văn hoá dân tộc của Bảo tàng Đắk Lắk là một không gian văn hoá mộc mạc, gần gũi, trưng bày hiện vật của các dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S. Diện tích trưng bày khoảng 700 mét vuông với hơn 450 hiện vật: thuyền độc mộc, bếp lửa, trang phục truyền thống, đồ trang sức, cồng chiêng, đàn đá, tượng nhà mồ… Đồng thời, bảo tàng còn cung cấp các bài viết, hình ảnh, đoạn phim, chú thích để truyền tải thông tin đến du khách tham quan. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên Đán, nơi đây thường tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Người nước ngoài tham quan tại khu Văn hóa dân tộc
Trong số đó, thu hút sự quan tâm nhiều nhất của du khách là các bộ sưu tập liên quan đến văn hóa, tín ngưỡng, đời sống sản xuất, sinh hoạt thường ngày của các dân tộc rất đa dạng, như: bộ sưu tập chiêng, ché; dụng cụ săn bắt và thuần dưỡng voi rừng; một số sản phẩm thủ công truyền thống; bộ sưu tập trang sức, trang phục... Đặc biệt hơn chỉ có tại Bảo tàng Đắk Lắk những hiện vật rất hiếm thậm chí không còn xuất hiện trong đời sống người dân đã được lưu trữ tại đây.
Dụng cụ săn bắt và thuần dưỡng voi được trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk
Khu Lịch sử
Những câu chuyện, những câu nói bất tử tại khu Lịch sử
Đến khu Lịch sử Bảo tàng Đắk Lắk , ta như đang quay ngược thời gian, khám phá những Đại ngàn Tây Nguyên. Bên trong khu trưng bày này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh về con người Tây Nguyên từ thời cổ đại cho đến thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ của người dân Êđê hay các hình ảnh ốc hóa thạch, chén đĩa cổ của người dân vùng Tây Nguyên trước kia. Tại khu vực này còn thiết kế như một rạp phim thu nhỏ tại hiện lại toàn bộ những trận chiến lịch sử, những trận chiến đã mang tên tuổi Việt Nam lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Sa Bàn đã mô phỏng hóa trận chiến một cách chi tiết từ những chiến khu đến chiến lược đánh trận của những thế hệ đi trước.
Sa Bàn mô phỏng trận chiến tại Bảo tàng Đắk Lắk
Một số hình ảnh khác tại Bảo tàng Đắk Lắk
Khu trưng bày chủ đề
Giao lưu và chế tạo những món đồ thủ công với người dân tộc
5. Những lưu ý, kinh nghiệm khi tham quan Bảo tàng Đắk Lắk
- Tìm hiểu thông tin: Giờ mở cửa, giá vé, khu trưng bày, quy định.
- Lên kế hoạch: Dành ít nhất 2-3 tiếng tham quan để hiểu tường tận những nét văn hóa, những câu chuyện lịch sử tại Bảo tàng Đắk Lắk
- Trang phục lịch sự: Kín đáo, thoải mái, giày dép dễ đi.
- Tuân thủ nội quy: Không sờ hiện vật, không chụp ảnh khu vực cấm, giữ trật tự, không vứt rác.
- Giữ vệ sinh chung: Không ăn uống trong khu trưng bày.
6. Những điểm đến khác gần Bảo tàng Đắk Lắk
- Bảo tàng thế giới cà phê Buôn Ma Thuột: Thiên đường của những ai si mê thức uống cà phê
- Chùa Sắc tứ Khải Đoan: Khám phá ngôi chùa cuối cùng được ban sắc phong dưới thời vua Bảo Đại
- Thác Dray Nur: Ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ tại Buôn Mê Thuột
THAM KHẢO: TOUR MĂNG ĐEN - BUÔN MÊ THUỘT - 3N3Đ
TẠM KẾT BÀI VIẾT
Bảo tàng Đắk Lắk không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật vô giá mà còn là không gian văn hóa, lịch sử đầy ấn tượng. Nơi đây đã tái hiện sống động bức tranh đại ngàn Tây Nguyên, giúp du khách hiểu hơn về mảnh đất và con người nơi đây. Một chuyến đi đến Bảo tàng Đắk Lắk chắc chắn sẽ để lại trong lòng mỗi người những dấu ấn khó phai.