CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
3.690.000đ 3.990.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm/Ghế ngã
Khách sạn
Ngày đi:
04-04-2018 Đã xem: 6006

VĂN HÓA CHĂM PA Ở NAM BỘ

am bộ vùng đất của sông nước

Nam bộ vùng đất của sông nước gắn với nông nghiệp lúa nước với những con người hiền hậu chất phác, thật thà mà dễ thương. Ở vùng đất Nam Bộ này có nhiều dân tộc chung sống với  nhau: phải kể đến như Người Kinh, Người Khơ me, người Hoa… hay đặc biệt hơn đó là người Chăm. Người Chăm sinh sống trải dài từ miền Trung đến miền Nam Việt Nam. Những nhóm người Chăm mỗi vùng khác nhau tạo nên nét văn hóa khác nhau nhưng vẫn tồn tại nét văn hóa Chăm truyền thống. Do đó, nền văn hóa Chăm giống như những mảnh ghép được tạo bởi giá trị văn hóa của nhiều nhóm nhỏ ở các địa phương. Nhiều nhà nghiên cứu thường đề cập đến cộng đồng Chăm sinh sống ở miền Trung của Việt Nam, chứng minh sự tồn tại của những giá trị văn hóa Chăm Trung Bộ. Tuy nhiên, thật sự thiếu hụt mảnh ghép văn hóa Chăm Nam Bộ trong nền văn hóa Chăm truyền thống. Người Chăm theo Hồi giáo nhưng trải qua thời gian thì bị tách thành, phải kể đến đó là Chăm Bà Ni và Chăm Islam. Người Chăm có nền văn hóa đa dạng từ lối sống, ăn uống, trang phục hay những lễ nghi của họ.

 trang phục hay những lễ nghi

Người Chăm có cuộc sống gắn chặt với cộng đồng, nơi sinh hoạt của cộng đồng là thánh đường hoặc tiểu thánh đường. Người Chăm trước đây nổi tiếng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Trạng phục người Chăm có trang phục trong lễ cưới và lễ phục khi hành lễ riêng biệt. Về trang phục trong lễ cưới của người Chăm, mọi người đi dự đám cưới đều mặc trang phục có phần rực rỡ hơn ngày thường. Đối với thanh niên, họ mặc những chiếc chăn mới có in hoa văn đẹp hơn hàng ngày, mặc cùng với áo sơ-mi, không mặc áo thun, cho thấy tính chất trang trọng trong ngày cưới. Những người lớn tuổi vận chăn cùng áo chvea. Với các cô gái Chăm, họ mặc những chiếc áo dài cổ truyền qua gối với chiếc váy cùng màu tươi tắn. Chiếc áo dài cổ truyền tương tự chiếc áo dài người Việt, thân áo dài gần chấm gót chân, không có cổ áo và phía dưới may liền nhau không xẻ tà, khi mặc phải chui đầu không cài nút như áo dài người Việt. Ngày nay, phụ nữ Chăm thường may những chiếc áo dài cưới theo kiểu áo dài truyền thống có cổ như cổ áo dài người Việt, màu sắc thường chọn làm áo cưới và khăn đội đầu là màu trắng có kết thêm những hạt đá lấp lánh trang trí. Về trang phục hành lễ, đối với nam giới, họ đội mũ, có người chọn mũ kapeak juk, có người chọn mũ kapeak putih, vận chăn cùng áo chemise hoặc áo thun sạch sẽ. Đối với nữ giới, y phục là nghi thức bắt buộc được qui định giáo luật, người nữ mặc y phục kín hết thân thể chỉ được chừa một phần mặt. Họ mặc váy trắng dài chấm gót chân, áo “mah thna” màu trắng là loại áo có mũ dính liền áo, che phủ kín người từ đầu đến quá gối, thân áo may rộng giúp người nữ thoải mái khi thực hiện các nghi thức cầu nguyện, áo mặc bằng cách chui đầu.

mah thna

Điểm nổi bật trong văn hóa Chăm là những nghi thức lễ nghi đám cưới. Lễ cưới thường diễn ra trong hai ngày và một đêm. Ngày thứ nhất là lễ “jumnait” mời bà con dòng họ đến ăn uống và văn nghệ. Ngày thứ hai làm lễ “harei he”, ngày đưa rể, nghi lễ này cho thấy yếu tố văn hóa truyền thống bởi chế độ mẫu hệ. Nghi lễ quan trọng trong ngày thứ hai, họ nhà trai đưa chú rể đến thánh đường làm lễ. Khi chú rể bước xuống cầu  thang nhà mình, mọi người cùng hát bài “la amék la imâ” (xin cha mẹ tha thứ, con từ giã cha mẹ). Khi đến thánh đường, chú rể ngồi đối diện với cha vợ, hai bên có hai người cao tuổi, đạo đức tốt làm chứng, đồng thời có vị thầy cả đọc kinh dạy bảo chú rể bổn phận làm chồng theo luật Islam. Từ thánh đường, đám đông đưa chú rể đến nhà cô dâu. Cha vợ và chàng rể thực hiện xong  nghi lễ “bắt tay giao con” thì số tiền “giao con” sẽ được họ hàng nhà trai đưa đầy đủ cho cha của cô dâu trước sự chứng kiến của mọi người.

Về ăn uống: Đối với người Chăm Islam, họ không tận dụng tất cả nguồn lương thực như người Kinh mà tuân theo qui định của giáo luật trong ăn uống. Quan trọng nhất, tín đồ không được ăn thịt heo. Đối với những con vật như bò, dê, gà, vịt… phải do chính tay họ giết thịt và nấu ăn. Những món ăn của họ chịu ảnh hưởng Ấn Độ như hương vị cà-ri, hồi, quế… mang đậm thích chất béo và cay cay. Người Chăm còn đưa vị béo vào trong các loại bánh ngọt. Họ thường tặng bánh cho nhau, bánh ngọt có vị trí thiết yếu trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của họ. Trong tháng Ramadan (đây là tháng ăn chay), các thành viên trong gia đình thường họp mặt để ăn bánh ngọt, uống trà. Lễ nghi cưới xin.

Ngoài về ăn uống, ăn mặc thì người Chăm cũng có rất nhiều lễ hội mang đạm bản sắc văn hóa của dân tộc họ:  Lễ cầu an, lễ tạ ơn, lễ hội đua ghe ngo, lễ mừng sinh nhật giáo chủ Mohammed, lễ Ramadan, lễ hội Roya…

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa đa dạng nhiều màu để hiểu hết được những văn hóa đặc trưng cần rất nhiều thời gian và phải qua thực nghiệm để có thể trải nghiệm được nền văn hóa lâu đời này.

>> Tìm hiểu thêm: Tour Côn Đảo - tour du lịch biển đảo hàng đầu Việt Nam

Zalo