Thác Bản Giốc - Một góc thiên đàng tại biên giới Bắc
Chẳng phải là một kiến trúc nhân tạo hoành tráng hay một công trình mới lạ và đầy ấn tượng, thác Bản Giốc Cao Bằng khiến du khách say mê bởi vẻ đẹp thuần khiết. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình trong không gian tĩnh lặng của núi rừng, tiếng thác đổ, tìm hiểu về lối sống người bản địa nơi đây. Cùng bỏ túi kinh nghiệm du lịch Thác Bản Giốc ngay để có một chuyến đi trọn vẹn nhé !
Thác Bản Giốc Cao Bằng nằm ở đâu ?
Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Đây là một trong những thác nước lớn nhất tại Việt Nam và là một điểm đến nổi tiếng thuộc biên giới phía Bắc của Việt Nam, gần biên giới Trung Quốc. Thác Bản Giốc được cắt bởi dòng nước chảy từ Trung Quốc vào địa phận Việt Nam. Một trong những nét đẹp của thác Bản Giốc là phần thác chính không chảy trực tiếp từ trên xuống mà được chia tách thành nhiều tầng, tạo thành những mảng trăng đan xen màu sắc của hoa lá rất ấn tượng.
Du lịch Thác Bản Giốc mùa nào đẹp nhất ?
Thác Bản Giốc phải nói mùa nào cũng đẹp, trừ những mùa nước cạn. Mỗi mùa khác nhau thì Thác Bản Giốc lại mang một vẻ đẹp riêng để bạn chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, bạn có thể đến du lịch thác Bản Giốc vào những thời điểm như sau
-
Khoảng đầu tháng 10 hàng năm, tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức lễ hội thác Bản Giốc. Đây là cơ hội để bạn hòa mình vào những hoạt động lễ hội sôi động của người dân địa phương trong không gian đẹp đẽ của thác Bản Giốc
-
Khoảng từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 là mùa lúa chín ở Trùng Khánh. Bạn sẽ vừa được chiêm ngưỡng ngọn thác Bản Giốc hùng vĩ vừa ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng.
-
Cuối thu, đầu đông là mùa thay lá tại đây. Bạn sẽ được tận hưởng không khí trông như mùa thu ở Châu u với sắc đỏ, sắc vàng ngập trời
Phương tiện di chuyển đến Thác Bản Giốc
Xe khách
Du khách có thể bắt xe khách từ Hà Nội đến Thành phố Cao Bằng tại bến xe Mỹ Đình. Xe thường xuất phát lúc 8g tối
Xe máy tự túc
Nếu bạn là một phượt thủ quá quen thuộc các con đường nơi đây thì xe máy là một phương tiện không thể bỏ lỡ
-
Từ Quốc lộ 1: Hà Nội – Thất Khê – Trùng Khánh – Bản Giốc
-
Từ Quốc lộ 3 và Quốc lộ 1B: Hà Nội – Thái Nguyên – Thất Khê – Trùng Khánh – Bản Giốc (quãng đường khoảng 330 km)
-
Từ Quốc lộ 3: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Trùng Khánh – Bản Giốc (quãng đường khoảng 360 km)
Những địa điểm vui chơi gần thác Bản Giốc
Động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao - hang động có vẻ đẹp kỳ thú này ẩn mình trong một ngọn núi hùng vỹ ở xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Do được phát hiện muộn và đưa vào du lịch chưa lâu nên hang động này vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo.
Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen là một hồ nước ngọt thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, nước xanh màu ngọc bích quanh năm mà hồ Thang Hen còn thu hút khách du lịch bởi những truyền thuyết dân gian gắn liền với nó.
Suối Lenin - hang Pác Pó
Nằm trong quần thể khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt Pác Bó, suối Lê Nin mà một trong số những cái tên nổi bật thu hút được đông đảo khách du lịch thập phương. Chỉ cách thành phố Cao Bằng khoảng 55km về phía Bắc, suối Lê Nin thuộc địa phận bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm thác Bản Giốc
Ngôi chùa đầu tiên được xây dựng nơi biên cương phía Bắc tổ quốc. Chùa được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống của Việt Nam. Từ trên chùa có thể nhìn bao quát được toàn bộ thác Bản Giốc và một vùng không gian vô cùng rộng lớn phía bên dưới.
Ăn gì khi du lịch thác Bản Giốc
Vịt quay 7 vị
Vịt quay 7 vị Cao Bằng được ví như gia vị khiến cho chuyến đi của bạn trở nên hoàn hảo. Món ăn này bạn nên thưởng thức cùng xôi nếp nương, như vậy sẽ cảm nhận trọn vẹn hơn hương vị của núi rừng.
Bánh Khảo
Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Mỗi dịp xuân về, bánh Khảo không thể thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên.
Bánh Chè Lam
Bánh làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức mới cảm nhận được vị dẻo của bột nếp, vị ngọt ngoài của mật và chút cay của gừng, bùi bùi của lạc.
Xôi trám Cao Bằng
Khi tiết trời sang thu, người dân Tày – Nùng lại lên rừng hái quả trám để về làm xôi trám. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng nơi đây.