CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.990.000đ 2.190.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
02-04-2018 Đã xem: 3381

NAM BỘ - ĐẬM SÂU TRONG VẺ ĐẸP VỚI THỜI GIAN

 Nam Bộ - đậm sâu trong vẻ đẹp với thời gian

 Nam Bộ - đậm sâu trong vẻ đẹp với thời gian

 
   

Nam Bộ vùng đất mà người dân gắn với cái tên chất phác, thật thà, phóng khoáng mà sâu đậm tình người. Hình ảnh người dân hiền lành nhỏ bé trong chiếc áo nâu đã đi vào trong rất nhiều câu chuyện lịch sử cũng như đi trong thơ ca của các nhạc sĩ, những bức họa đầy màu sắc của các họa sĩ. Không những thế rồi hình ảnh những người phụ nữ mặc áo bà ba, đội nón lá với khăn rằn là nét đặc trưng quen thuộc của phụ nữ Nam bộ cũng không thể không nhắc tới.

Chả ai biết khăn rằn có từ bao giờ, chỉ biết rằng trong đời sống sinh hoạt của mình người dân Nam Bộ luôn coi đó là vật dụng không thể trong những người nông dân hay trong đời sống sinh hoạt của chính người dân nơi đây. Đi sâu vào tìm hiểu để yêu hơn khăn Rằn của người Nam Bộ, ta sẽ biết được nguồn gốc xuất phát của khăn.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc 2023

Khơ Me một trong 54 dân tộc cùng chung sống trên dãi đất hình chữ S của đất nước Việt Nam. Nguồn gốc của chiếc “khăn rằn” Nam Bộ xuất phát từ khăn Krama của người Khơ-me gốc Campuchia. Người dân Khơ-me theo đạo Hindu thờ ba vị thần: thần sáng tạo (Brahma), thần bảo tồn (Vishnu) và thần hủy diệt (Shiva). Trong số đó có thần Vishnu là người hiền hòa, đôn hậu luôn luôn che chở cho con người. Thần Vishnu thường cưỡi trên mình rắn thần Naga 7 đầu. Người dân Khơ-me vì lòng tôn kính thần Vishnu đã làm ra chiếc khăn Krama, tượng trưng cho rắn thần Naga. Họ cho rằng quàng, quấn chiếc khăn trên đầu như luôn có thần Vishnu và rắn thần Naga ở bên, mang lại may mắn, bình an cho người quàng nó. Và trong mối quan hệ giao lưu giữa các dân tộc với nhau, thì người Việt cũng đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa khơ me, từ  “khăn rắn” đã được phát âm thành “khăn rằn”. Kể từ đấy, chiếc khăn rằn Nam Bộ (hay khăn rằn miền Tây) ra đời. Để tạo nên chiếc khăn rằn cũng đòi hỏi sự kì công: Cần phải ngâm sợi vải trong bột hồ 3 ngày 3 đêm sau đó mang đi dệt. Sợi vải ngâm trong bột hồ lúc đầu cứng, nhưng càng dùng khăn càng mềm.

Khăn Rằn Nam Bộ

Xem thêm: Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ - lễ hội quốc gia

Hình ảnh thứ hai mang đậm chất người dân Nam Bộ “chiếc áo Bà Ba”, nếu phụ nữ đất Bắc có chiếc áo tứ thân, chiếc khăn mỏ quạ, phụ nữ Huế có tà áo dài thướt tha đậm màu tím Huế, thì phụ nữ Nam bộ có chiếc áo bà ba với chiếc nón lá. Trở thành nét biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn thanh cao cũng như nét đẹp dịu dàng và đằm thắm của phụ nữ nam bộ, cũng mang đậm trong mình nét văn hóa của người dân Nam Bộ nhưng khi được nhắc đến chiếc áo có từ bao giờ thì không ai biết, chỉ biết chiếc áo có thời xa xưa, trongg những bộ áo mà người bà, người mẹ, người chị bận trên mình. Trải qua năm tháng, chiếc áo bà ba đã nhiều lần được cách tân cho phù hợp với sự vận động của cơ thể người mặc hay theo thời đại. Tuy nhiên dù trãi qua bao nhiêu thời gian  thì chiếc áo bà ba vẫn tồn tại và chiếm được tình cảm yêu mến của tất cả các tầng lớp trong xã hội.

chiếc áo Bà Ba

Xem thêm: Về với miền Tây đón mùa nước nổi

Chiếc khăn rằn xuất hiện với hình ảnh chiếc áo bà ba, đã trở thành biểu tượng của cả một vùng miền, một văn hóa. Và ngày nay, chúng không chỉ xuất hiện với hình ảnh người dân miền Tây Nam Bộ, những chiếc khăn rằn theo chân người trẻ thích xê dịch đi đến mọi miền tổ quốc

>> Xem thêm: Tour Miền Tây chỉ từ 590.000

Zalo