CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.990.000đ 2.190.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
22-11-2023 Đã xem: 500

Chùa treo Huyền Không - Tuyệt tác cheo leo giữa vách núi

Ngay từ trong chính cái tên của ngôi chùa cũng đã nói lên được sự hiểm trở của nơi đây. Chính vì điểm đó mà ngôi chùa này cũng thu hút không ít khách du lịch đến tham quan kỳ quan cổ tự này mỗi năm. Trải qua bao nhiêu năm ngôi chùa này vẫn đứng hiên ngang sừng sững giữa vách núi cho đến hiện nay. Vậy hãy cùng Zoom Travel mở ra những điều kỳ thú xoay quanh ngôi chùa này ngay sau đây nhé!

Đôi nét về Chùa Treo Huyền Không

  • Thời gian mở cửa: 9h00 – 17h00 mỗi ngày

  • Giá vé tham quan: 130 NDT/ người (~ 430.000 VND)

Chùa Treo Huyền Không là một ngôi chùa nằm trên dãy núi linh thiêng có tên là “Bắc Nhạc” Hành Sơn, thuộc địa phận huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Có thể bạn sẽ cảm thấy hoảng hốt khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng của một ngôi chùa trên vị thế cheo leo độc đáo như vậy. Chùa Treo Huyền Không chính là minh chứng cho nghệ thuật xây dựng của bậc thầy thời cổ đại. Thời điểm xây dựng ngôi chùa này là vào thời Bắc Ngụy tính đến nay đã được 1.500 năm. Huyền Không tự cũng đã trải qua nhiều đợt trùng tu dưới triều Hậu Kim, Nguyên, Minh và Thanh. Lần cuối cùng ngôi chùa được trùng tu là vào khoảng năm 1990.

Ngôi chùa này còn được tạp chí Times bình chọn là một trong 10 ngôi chùa có kiến trúc bí ẩn nhất. Đặc biệt hơn cả chùa treo Huyền Không còn là sự kết hợp đặc biệt giữa 3 tôn giáo gồm Nho Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo. Cho đến thời điểm hiện tại ngôi chùa đặc biệt này vẫn đang là điểm đến hot nhất trong các tour du lịch Trung Quốc. 

Mùa nào đến Chùa Treo Huyền Không là lý tưởng nhất?

Mùa xuân và mùa thu chính là thời điểm để bạn chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của Huyền Không Tự trong khung cảnh đẹp nhất. Lúc này thời tiết tương đối mát mẻ và dễ chịu, rất thích hợp để tham quan khắp nơi. Vào mùa đông từ khoảng tháng 12 - tháng 3 năm sau thời tiết sẽ khá lạnh buốt. Nếu như bạn không quen với cái lạnh khắc nghiệt của Trung Quốc bạn sẽ không thể tham quan chùa treo Huyền Không một cách trọn vẹn được.

Di chuyển đến Chùa Treo Huyền Không như thế nào?

Muốn đi đến chùa treo Huyền Không trước tiên bạn cần phải di chuyển đến thành phố Đại Đồng. Đối với du khách đi theo tour Trung Quốc sẽ có sẵn xe đoàn di chuyển khá thuận tiện. Con nếu như bạn là khách du lịch tự túc có thể di chuyển bằng xe buýt hoặc xe lửa đến huyện Hồn Nguyên. Tiếp đến bạn bắt chuyến xe buýt số 8 hoặc đi taxi để đến chùa. Chi phí đi lại có thể dao động khoảng 150 NDT (~500.000 VND).

Lịch sử về Huyền Không Tự

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể tìm ra được một tài liệu ghi lại chính xác người đã xây dựng nên ngôi chùa đặc biệt này. Có tài liệu ghi chép rằng hòa thượng dưới triều Bắc Ngụy là Liễu Nhiên đã xây dựng nên nhưng cũng có một tài liệu khác cho rằng Thiên sư đạo trưởng Khấu Khiêm mới là người khởi dựng chùa. Vị đạo trưởng có di nguyện muốn xây dựng chùa như một tòa tự viện giữa không trung. Sau đó, đệ tử của người đã tiếp nối tâm nguyện đó mà cho xây dựng nên ngôi chùa vào năm thứ 15 triều Bắc Ngụy, tức năm 491.  

Chùa Treo Huyền Không có gì đặc biệt

Kiệt tác kiến trúc hoàn mỹ

Điểm đặc biệt của kiến trúc này ở chỗ toàn bộ ngôi chùa đều được xây dựng bằng những thanh gỗ đứng và ngang chống đỡ. Phần gỗ ngang còn được gọi là xà nhà (thiết biểm đam) được làm từ gỗ Thiết Sam - một loại gỗ tại địa phương. Gỗ sẽ được gia công thành cột hình vuông, ngâm vào dầu cây trẩu để chống phân hủy rồi cắm sâu vào vách đá. 

Để có được một ngôi chùa đỉnh cao như vậy đòi hỏi rất nhiều nỗ lực trong quá trình thi công. Mỗi điểm đặt cột đều được người xưa tính toán rất tỉ mỉ và cẩn thận. Sở dĩ được xây dựng ở một địa thế cao như vậy là để chống lại thiên tai và thời tiết khắc nghiệt. Nằm ở trên độ cao 75m cách mặt nước nên nơi đây sẽ không bị ảnh hưởng bởi bao tuyết hay lũ lụt. 

Điện thờ linh thiêng

Ngôi chùa nhìn bề ngoài tuy không lớn nhưng lại có khoảng 40 điện thờ với diện tích lớn nhỏ khác nhau. Gian lớn nhất sẽ rộng hơn 36m2 và gian bé chỉ 5m2. Chiều cao của ngôi chùa này cũng có sự chênh lệch vì có gian sẽ cao hơn chục thước, có gian chỉ cao vỏn vẹn vài thước. Tuy chênh lệch là thế nhưng ngôi chùa không hề tạo cho du khách cảm giác khó chịu mà còn vô cùng lạ mắt và độc đáo. 

Tổng thể chùa treo Huyền Không dài 32m, diện tích khoảng 125m2 được chia làm 3 phần chính. Khu vực phía nam được xây thành 3 tầng, thờ Thuần Nguyên, Lôi Âm và Tam Quan. Phía bắc có phòng thờ Quan Âm, Ngũ Phật và Tam Giáo. Hai phần này được kết nối với nhau bằng một cầu ván gỗ dài hơn 10m. 


Không chỉ thu hút khách du lịch bởi kiến trúc bên ngoài ấn tượng mà bên trong ngôi chùa Huyền Không còn có rất nhiều tượng Phật quý cho du khách chiêm ngưỡng. Đầy đủ các tượng Phật được đúc từ những chất liệu khác nhau từ đồng, sắt, đá cho đến đất nung đều có đủ. Trong đó, nổi tiếng nhất không thể không kể đến những bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Khổng Tử. 

Chìm đắm trong không gian hữu tình  

Đừng ở độ cao 75m từ trong chùa bạn có thể nhìn ngắm bao quát được toàn bộ thung lũng non nước xung quanh chùa. Nơi đây được mệnh danh là Nhân Thiên Bắc Trụ và Tuyệt Tác Danh Sơn. Dưới chân núi chính là một eo sông dài 1.500m với tên gọi là Kim Long. Dòng sông nơi đây xanh biếc một màu trời chảy qua rặng núi Thúy Bình Phong phải nói khung cảnh nơi đây đẹp tựa bức tranh thủy mặc sâu lắng. 

Nếu bạn là người đam mê du lịch tâm linh và muốn khám phá hết tất cả những ngôi chùa độc đáo trên thế giới này thì nhất định không thể bỏ qua chùa treo Huyền Không trong danh sách điểm đến của mình được. Hãy ghé thăm website của Zoom Travel để biết thêm nhiều tour Trung Quốc hấp dẫn khác nữa nhé!

 
 
 

 

 
 
 
 
Zalo