CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ZOOM



Tour nổi bật

2.050.000đ 2.590.000đ
Thời gian 2 ngày 2 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.990.000đ 3.350.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Ôtô
Khách sạn
Ngày đi:
2.090.000đ 2.390.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Đi và về xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
1.990.000đ 2.190.000đ
Thời gian 2 ngày 1 đêm
Phương tiện Xe ô tô
Khách sạn
Ngày đi:
3.290.000đ 3.490.000đ
Thời gian 3 ngày 3 đêm
Phương tiện Giường nằm
Khách sạn
Ngày đi:
17-02-2023 Đã xem: 2359

Chùa Hiến Hưng Yên: Một nét đẹp xưa cũ

Chùa Hiến Hưng Yên tọa lạc ngay trung tâm phố Hiến, địa danh mang tên chùa Hiến thuộc khu du lịch nổi tiếng và là một cổ tự linh thiêng. Hằng năm, nơi đây thu hút hàng chục nghìn khách tham quan, chiêm bái. Chùa Hiến vừa mang nét đẹp có chút xưa cổ vừa có giá trị tâm linh sâu sắc. Cùng theo chân Zoom Travel tìm hiểu ngôi chùa Hiến ở vùng đất nhãn lồng Hưng Yên nhé!

Xem thêm: Chùa Keo Thái Bình - Nghệ thuật kiến trúc cổ kính và độc nhất

Giới thiệu tổng quan

Ngôi chùa nằm trong quần thể di tích phố Hiến, tọa lạc trên đường Phố Hiến, P. Hồng Châu, TX Hưng Yên. Chùa Hiến được dựng lên để thờ Quan Âm Nam Hải và Phật nhằm dẫn lối con người hướng tới việc sống thiện. 

Những người kinh doanh, buôn bán thường tới đây cầu nguyện cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió. Bên cạnh đó, có nhiều du khách từ khắp mọi miền đất nước đến đây để cầu bình an, cầu may mắn và cầu sức khỏe,...

Lễ hội truyền thống diễn ra tại chùa Hiến hằng năm vào ngày 10/3 thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách mọi miền đất nước tụ họp về.

Lịch sử hình thành

Chùa Hiến Hưng Yên theo tương truyền được xây dựng dưới thời vua Trần Thái Tông, do chính Tô Hiến Thành hưng công xây dựng. Sau đó, chùa được tu bổ lại trong khoảng thời gian khá dài từ năm 1625 đến năm 1709. Năm 1992, chùa Hiến chính thức có mặt trên bảng xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Năm 2012, chùa Hiến danh dự xác nhận kỷ lục ngôi chùa có cây nhãn tổ đầu tiên tại Việt Nam.

Xem thêm: Đức Mẹ Măng Đen - Một pho tượng huyền bí và mang đầy phép lạ

Lộ trình di chuyển

Chùa Hiến cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía nam. Bạn có thể lựa chọn đa dạng hình thức di chuyển phù hợp vì đường đi không quá xa. Zoom Travel chia sẻ lộ trình ngắn nhất cho khách du lịch tham khảo ngay đây: Trung tâm Hà Nội – ĐCT Hà Nội/Ninh Bình – QL38 hướng về đường Tránh Hòa Mạc. Sau đó, tiếp tục qua cầu Yên Lệnh rẽ phải vào đường Phạm Bạch Hổ – Bãi Sậy là tới đường Phố Hiến.

Lối kiến trúc xưa cổ

Cấu trúc tổng thể của chùa Hiến theo lối kiến trúc thời Hậu Lê gồm: Tiền đường, Nghi môn, Hậu đường, hai dãy Hữu Vu, Tả Vu, nhà Mẫu, nhà Tổ. Nhờ vậy, kiến trúc nơi đây vô cùng độc đáo, linh thiêng và thanh tịnh.

 

Chùa được xây dựng theo bố cục "nội công ngoại quốc" gồm tiền đường, thượng điện, thiên hương và ba mặt hành lang. Tượng Quan Âm Nam Hải được đặt ngay giữa thượng điện. Pho tượng có tám đôi tay, đầu đội mũ chạm khắc hoa sen, cúc và phù dung. Còn Tứ vị Bồ Tát ngồi trên tòa sen được đặt ở phía trước. Việc hai pho tượng này được đặt cùng nhau đã thể hiện sự sùng bái trước các vị thần cứu chúng sinh thoát khỏi những tai ương, hoạn nạn. Điểm đặc biệt là các pho tượng ở đây đều được đúc ở thế kỷ XIX.

Tam quan được xây chồng diêm hai tầng tám mái. Tòa tiền đường được bố trí gồm ba gian theo lối vì kèo đơn giản. Tòa thiêu hương với ba gian được xây dựng theo kiểu vòm cuốn, mang đôi chút nét nghệ thuật trung cổ phương Tây.

Chùa Hiến gồm có ba gian thượng điện thiết kế theo kiến trúc giá chiêng chồng rường hai hàng chân cột. Phần trung tâm lại theo cấu trúc lối chồng diêm. Bên cạnh đó, các đao mái trên và dưới được chạm khắc hình phượng hay rồng mớm khiến ngôi chùa càng mang đậm thêm bản sắc dân tộc. 

Nơi đây còn lưu giữ hai tấm bia đá quý, có giá trị lịch sử cao minh chứng cho quá trình tụ cư tại phố Hiến năm xưa. Tấm bia đầu tiên mang tên Thiên ứng tự - Tân tự trùng tu kí thạch bi” xây dựng năm 1625 vào niên đại Vĩnh Tộ thứ 7. Đây là tấm bia quan trọng nhằm xác đáng khẳng định lịch sử hình thành phố Hiến bởi trên tấm bia khắc dòng chữ “Phố Hiến là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương". Tấm bia thứ hai mang tên "Thiên ứng tự - bi ký công đức tùy hỷ" xây năm Vĩnh Thịnh thứ 5”, xác định phố Hiến tại thời điểm đó có 10 phường.

Xem thêm: Chùa Đậu Thường Tín - Nét đẹp di tích lịch sử văn hoá cổ giữa thủ đô Hà Nội

Gợi ý một số điểm tham quan tại chùa Hiến

Cây nhãn tổ - biểu tượng linh thiêng

Cây nhãn tổ ở chùa Hiến đã sống hơn 30 thập kỷ có dáng rất đẹp, quả to, cùi dày, mã lụa và hương vị thơm ngon. Tương truyền rằng thuở xưa cứ đến mùa nhãn chín sẽ được cẩn trọng hái xuống dâng lên đức phật, cúng thần thánh hoàng và biếu quan lại, nhà vua. Cây nhãn tổ dần trở thành biểu tượng của vùng đất Hưng Yên.

Vãn cảnh kiến trúc

Khu di tích đình

Đình còn mang tên khác là đình Hoa Dương dựng lên từ  thế kỷ XVII. Kiến trúc của đình có năm gian tiền tế và ba giạn hậu cung, được xây theo hình chữ Đinh mang đậm phong cách thời Hậu Lê. Lễ bái đình Hiến là phong tục quen thuộc của những du khách tới hành hương. Đình nằm cạnh chùa, thuộc quần thể di tích phố Hiến.

Chùa Hiến Hưng Yên là một trong những địa điểm đáng để ghé thăm một lần. Đến đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ xưa hơn 400 tuổi mà còn linh thiêng trong việc cầu bình an, cầu may mắn cho cuộc sống lẫn công việc suôn sẻ. Hãy ghé tham khảo website Zoom Travel các Tour hành hương 2023 hoặc liên hệ số điện thoại 0903.909.074 để được tư vấn cụ thể nhé!

Xem thêm: Hẻm Tu Sản - Thung lũng được thiên nhiên kiến tạo độc nhất vô nhị Việt Nam

 

 

 

Zalo